Những hiểm họa khó lường từ căn bệnh béo phì ở trẻ em

daquynh |

Có đến hai phần ba trong số 307 trẻ em được nghiên cứu có ít nhất một dấu hiệu ban đầu như huyết áp cao.

Theo một nghiên cứu của Hà Lan, nhiều trẻ em béo phì, thậm chí khi mới chỉ học cấp I, đang có những thói quen ăn uống gây hại đến sức khỏe tim mạch của mình.

Các căn bệnh về tim mạch thường chỉ xuất hiện ở độ tuổi trung niên, nhưng các dấu hiệu mắc bệnh ban đầu lại xuất hiện ở độ tuổi từ 2 đến 12.

Có đến hai phần ba trong số 307 trẻ em được nghiên cứu có ít nhất một dấu hiệu ban đầu như huyết áp cao.

nhung-hiem-hoa-kho-luong-tu-can-benh-beo-phi-o-tre-em

Hiện nay, tình trạng béo phì ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới, đặc biệt là số người trẻ mắc bệnh béo phì đang có xu hướng tăng lên.

Ở 2 tuổi, chỉ số khối cơ thể (BMI)-đại lượng dùng để đo mức độ béo phì- lớn hơn 20,5 thì được coi là béo phì. Ở độ tuổi 18, chỉ số BMI=35 là dấu hiệu của sự béo phì nghiêm trọng.

Các nhà nghiên cứu của trường Đại học VU University Medical Center (Amsterdam) dựa trên dữ liệu năm 2005-2007 thu thập được từ cơ quan giám sát nhi khoa Hà Lan để tập trung vào tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo bệnh về tim mạch ở những trẻ mắc bệnh béo phì trầm trọng.

Báo cáo kết luận, 62% trẻ dưới 12 tuổi bị béo phì nghiêm trọng có một hoặc nhiều hơn các yếu tố ảnh hưởng và gây ra các bệnh về tim mạch khi trưởng thành. Trong đó, trên một nửa bị huyết áp cao, một số khác thì có dấu hiệu bị béo phì cấp độ 2 như lượng cholesterol tốt trong cơ thể thấp và lượng đường huyết cao.

Các nhà nghiên cứu, thông qua phát hiện của mình, muốn nhấn mạnh đến việc phải chấm dứt ngay lập tức tình trạng béo phì ở người trẻ.

Đánh giá cao tầm quan trọng của chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý, khoa học ngay từ nhỏ sẽ bảo vệ sức khỏe tim mạch của những thế hệ trẻ tương lai.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại