Nhập viện vì chuột cắn, không nên hoang mang thái quá

thuhoe |

(Soha.vn) - 3 bệnh nhân bị chuột cắn đang điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư chuẩn bị xuất viện.

Trao đổi với PV, thạc sỹ, bác sỹ CKII Nguyễn Hồng Hà – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: “3 bệnh nhân bị chuột cắn đang nằm điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang hồi phục rất tốt. Quá trình điều trị tuân thủ đúng pháp đồ, suôn sẻ, không xảy ra bất kì biến chứng nào. Trong vòng 1-2 ngày tới, 3 bệnh nhân này sẽ được xuất viện và có thể sinh hoạt, lao động hoàn toàn bình thường như người khỏe mạnh…

Cũng theo Ths. Bs Hồng Hà, dân mình đã quá quen với chuột. Ở Việt Nam, chuột có ở khắp mọi nơi, sinh sản tràn lan, sống chung với con người. Chuột không chỉ gây hại cho mùa màng, phá hoại vật dụng gia đình,… mà còn là tác nhân lây truyền những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho con người.

Theo đó, có 3 nhóm bệnh chính lây truyền từ chuột sang người qua các con đường trực tiếp và trung gian, đó là: Bệnh dịch hạch, bệnh sốt chuột, bệnh vàng da xoắn khuẩn truyền từ chuột sang, bệnh Sodokudo bị chuột cắn,…

Nhập viện vì chuột cắn, không nên hoang mang thái quá 1

Thạc sỹ, bác sỹ CKII Nguyễn Hồng Hà – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Ảnh Thu Lê)

Ths. Bs cho biết: “Dư luận đã hoang mang thái quá trước những thông tin chuột cắn gây suy thận tại TP. Hồ Chí Minh và mới đây là thông tin về 3 bệnh nhân ở Hà Nội phải nhập viện điều trị bệnh Sodoku do bị chuột cắn. Tôi khẳng định lại rằng, trường hợp bệnh nhân phải nhập viện điều trị vì chuột cắn không phải là hiếm. Chúng tôi vẫn thỉnh thoảng tiếp nhận các ca bệnh do chuột cắn vào điều trị và đều được điều trị khỏi hoàn toàn bằng kháng sinh đặc trị. Chúng tôi chưa gặp trường hợp bệnh nhân nào bị suy thận, biến chứng nặng nề, tử vong sau khi bị chuột cắn…

Ths. Bs Hồng Hà cho biết thêm: “3 bệnh nhân đang điều trị bệnh Sodoku do bị chuột cắn tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là do loại xoắn khuẩn có tên Spirillum minus từ mồn chuột xâm nhập trực tiếp vào cơ thể qua vết thương cắn. Loại xoắn khuẩn này ở lại vết thương, ủ bệnh và gây nên bệnh Sodoku. Thời gian ủ bệnh thường là từ 5-7 ngày.

Biển hiện lâm sàng của bệnh Sodoku là sau khi bị cắn khoảng 5-7 ngày thì vết thương xuất hiện đau nhức, nổi hạch vùng (bị cắn ở tay thì nổi hạch nách, hạch cổ, bị cắn ở chân thì nổi hạch bẹn), viêm động mạch, động mạch vùng kèm theo sốt cao, nhức đầu, đau khớp, phát ban đôi khi nặng xuất hiện tổn thương gan, viêm nội tâm mạc, tràn dịch vào phổi,…

Cũng theo Ths. Bs Hồng Hà, tỷ lệ tử vong của bệnh Sokoku rất thấp, chỉ chiếm khoảng 10%. Hầu hết các bệnh nhân được chẩn đoán sớm và kịp thời do có những triệu chứng lâm sàng đặc trưng.

Các triệu trứng này thường được chẩn đoán, bác sỹ ít khi bỏ qua bởi triệu chứng bệnh lí này đã có trong y khoa từ những năm 1924. Điều trị bệnh Sodoku do chuột ắn khá đơn giản và đã có kháng sinh đặc trị nên ít có những tai biến. Tuy nhiên, sodoku nếu không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời cũng dễ để lại những tổn thương và di chứng nặng nề với cơ thể như: Viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi và suy đa tạng”, Ths. Bs CKII Nguyễn Hồng Hà khuyến cáo.

Theo Ths. Bs Hồng Hà, cách tốt nhất để phòng chống và tránh những căn bệnh truyền nhiễm từ chuột là cách li càng xa càng tốt với môi trường sống của chuột. Cần có kế hoạch diệt chuột khoa học và đúng phương pháp để hạn chế những tác hại với sức khỏe của con người và nông nghiệp. Khi bị chuột cắn cần phải rửa sạch vết thương bằng nước sạch, tiến hành sát trùng, sát khuẩn bằng thuốc sát trùng và đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chẩn đoán sớm nhất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại