Cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng giấc ngủ đầy đủ có thể giúp đối tượng này giảm mức kháng thể insulin và giảm thiểu các yếu tố có thể gây tử vong.
Tác giả chính của cuộc nghiên cứu, ông Karen Matthews thuộc khoa Thần kinh học Trường đại học Pittsburgh cho biết: "Mức độ kháng thể insulin cao có thể khiến bệnh tiểu đường phát triển mạnh mẽ hơn. Chúng tôi nhận thấy rằng nếu thanh thiếu niên ngủ đủ 6 tiếng mỗi tối và có thêm 1 tiếng ngủ thêm, họ có thể cải thiện mức kháng thể insulin lên tới 9%".
Nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Sleep phát hành tuần này đã giám sát các mô hình ngủ và mức kháng thể của 245 thanh thiếu niên khỏe mạnh. Kết quả cho thấy mối liên hệ tỷ lệ nghịch giữa thời gian ngủ và mức kháng thể insulin. Thời gian ngủ ít hơn thì mức kháng thể insulin cao hơn, bất kể các yếu tố khác như chủng tộc, giới tính, tuổi tác và chỉ số khối cơ thể.
Tuần trước, một nghiên cứu khác tại trường Đại học Copenhagen Đan Mạch đưa ra kết luận rằng một số vi khuẩn có hại hoạt động trong ruột có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.
Bệnh nhân tiểu đường loại 2 ở đối tượng béo phì trong độ tuổi trưởng thành đang gia tăng nhanh chóng. Bệnh phát sinh do cơ thể mất khả năng sử dụng tốt insulin để duy trì đường huyết ở mức bình thường. Do đó, ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường trong máu thường xuyên cao hơn mức cho phép.
Một trong những giải pháp để ngăn ngừa và phòng tránh bệnh tiểu đường đó là ngủ đủ giấc, tránh thức đêm và có chế độ ăn uống, vận động hợp lý.