Người Việt đang "chết dần" vì hóa chất độc hại từ Trung Quốc

havan |

Rất nhiều mặt hàng từ đồ dùng, đồ chơi cho đến thực phẩm.... đều bị nhiễm hóa chất độc hại.

Trên thị trường Việt Nam hiện nay không khó để tìm ra những món hàng "made in China". Từ những thứ nhỏ nhất như tăm, đũa cho đến những bộ quần áo và các thực phẩm ăn uống hàng ngày. Hàng Trung Quốc rẻ, mẫu mã bắt mắt nên được người Việt tin dùng. Nhưng không phải mặt hàng nào cũng đạt chất lượng, mà chủ yếu là hàng hóa có dư lượng hóa chất độc hại vượt ngưỡng cho phép của bộ y tế.

Nhưng vì ham rẻ và cũng một phần hợp với túi tiền của người dân Việt mà hàng Trung Quốc vẫn được ưa chuộng. Đã không ít cảnh báo về đồ chơi trẻ em nhiễm chì ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cũng như sức khỏe của các em.

Mặc dù nhà nước cũng cấm buôn bán những món đồ chơi độc hại đó nhưng vì có cầu ắt có cung, người kinh doanh vẫn thản nhiên bày bán, bị thu hồi thì lại tìm cách tiêu thụ mới. Cha mẹ ham rẻ cũng tặc lưỡi cho xong, cứ nghĩ món đồ chơi nhỏ thì chẳng ảnh hưởng là bao. Vậy là một thế hệ tương lai đang phải đối mặt với "đống" hóa chất mỗi ngày.

nguoi-viet-dang-chet-dan-vi-hoa-chat-doc-hai-tu-trung-quoc

Đến cả những bộ thời trang, tưởng chừng vô hại nhưng đã có không ít kết luận khoa học chứng minh rằng vải được nhuộm từ những hóa chất độc hại đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mặc chúng, phụ nữ thì bị vô sinh, nhiều người bị dị ứng...

Đó là vật dụng tiếp xúc với chúng ta từ bên ngoài mà còn nguy hiểm như vậy, thì bạn đã tưởng tượng ra mức độ độc hại sẽ như thế nào khi những hóa chất đó tồn tại trong thực phẩm - thứ mà chúng ta ăn, uống hàng ngày?

Bạn sẽ phải rùng mình khi biết những thứ mình vẫn ăn hàng ngày lại được tẩm ướp hóa chất của Trung Quốc từ A đến Z. Điển hình như việc sản xuất rau giá: Quy trình để làm ra một lu giá (cho từ 15 kg giá trở lên) trải qua nhiều công đoạn. Quan trọng nhất là pha hóa chất và tưới vào giá để cọng giá phát triển đúng ý muốn.

Đậu dùng để làm giá phải là loại đậu Trung Quốc hạt nhỏ, đều tăm tắp được đóng gói trong bao 50 kg. Sau khi cho đậu vào, lấy miếng đệm đậy lên trên, dùng vòng sắt cứng chèn lại. Đậu được ủ khoảng 12 giờ rồi ngâm tiếp 6 giờ với nước vôi. Sau đó, các lu giá được úp xuống.

Từ thời điểm này trở đi, cứ mỗi 3 giờ các lu giá lại được lật lên để ngâm nước khoảng 10 phút rồi úp xuống, giá ngon hay không còn phụ thuộc vào nước ngâm. Nước ngâm giá chính là nước giếng được pha với một loại bột màu trắng (đựng trong bao bì loại 50 kg, xuất xứ từ Trung Quốc). Nước được pha với loại bột này sẽ dùng để ngâm giá từ khi bắt đầu cho đến ngày thu hoạch.

nguoi-viet-dang-chet-dan-vi-hoa-chat-doc-hai-tu-trung-quoc

Những cọng giá thành phẩm sau khi được ủ bằng hóa chất Trung Quốc

Đến ngày thứ 3, lại tiếp tục ngâm giá với một loại hóa chất khác cũng của Trung Quốc. Giá được ngâm ở công đoạn này khoảng 15 phút.

Sau công đoạn xử lý với hóa chất thứ 2, giá trong các lu tiếp tục được tưới ngâm với thứ nước pha hóa chất đầu tiên cho "bung" tối đa.

Không chỉ có giá mà đến cả những thứ chúng ta ăn trực tiếp như trái cây cũng được "tắm" hóa chất Trung Quốc. Sau khi được “tắm” bằng hoá chất, trái cây có màu chín đẹp hơn cả màu tự nhiên, vỏ nhẵn bóng ít nhất tới 7-10 ngày sau khi ủ xong. Với nhiều loại trái cây được "tắm" hóa chất có thể để hàng tháng mà vẫn tươi, không hề hư hỏng.

nguoi-viet-dang-chet-dan-vi-hoa-chat-doc-hai-tu-trung-quoc

Chúng ta đang bị "bao vây" bởi nguồn hóa chất độc hại, nên chính chúng ta phải ý thức trong việc sử dụng hàng hóa chất lượng để bảo vệ sức khỏe bản thân. Người kinh doanh không nên vì lợi ích cá nhân mà "nhắm mắt" làm ngơ, mà phải có tâm với khách hàng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại