Tuy nhiên, mới đây, các nhà khoa học phát hiện ra rằng quan điểm này là hoàn toàn sai lầm.
Nghiên cứu của Đại học California, Davis (UC Davis) tại Mỹ cho thấy lượng mỡ tích trữ ở vòng 3 khiến hàm lượng 2 loại protein kích thích đáp ứng viêm và kháng insulin thay đổi bất thường, trong khi đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường tuýp 2.
Theo Tiến sĩ Ishwarlal Jialal, trưởng nhóm nghiên cứu: “Hàm lượng protein tăng bất thường có thể là yếu tố cảnh báo sớm cho những người có nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hóa”.
Hội chứng chuyển hóa đề cập tới một nhóm các yếu tố nguy cơ xảy ra đồng thời, làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tăng ít nhất 5 lần nguy cơ mắc tiểu đường.
Các yếu tố nguy cơ bao gồm vòng 2 lớn, hàm lượng “cholesterol tốt” thấp, huyết áp cao, kháng insulin và có hàm lượng triglyceride cao.
Để kiểm chứng điều này, nghiên cứu được tiến hành trên 45 bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa giai đoạn đầu (có ít nhất 3 yếu tố nguy cơ trên) và một nhóm khác gồm 30 đối tượng có ít hơn 2 yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hóa, trong đó hàm lượng glucose và triglyceride ở mức bình thường. Cả 2 nhóm đều có cùng giới tình và độ tuổi.
Kết quả kiểm tra hàm lượng 4 loại protein trong huyết thanh và mẫu mô ở mông cho thấy lớp mỡ ở mông làm tăng hàm lượng protein chemerin ở những người mắc hội chứng chuyển hóa. Đây là yếu tố làm tăng huyết áp và giảm hàm lượng cholesterol tốt. Ngoài ra, mỡ ở vòng 3 còn làm giảm hàm lượng protein omentin-1, từ đó làm tăng hàm lượng glucose trong máu.