Để rút ra kết luận trên, theo báo Daily Mail, các nhà khoa học khảo sát ở 505 nam giới và phụ nữ từ 59 tuổi trở lên. Theo kết quả khảo sát, phụ nữ ngồi từ 4-7 giờ/ngày và nam giới ngồi từ 4-8 giờ/ngày. Đối với phụ nữ, những ai ngồi lâu nhất có hàm lượng insulin cao hơn. Insulin là loại hormone điều hòa lượng đường huyết trong cơ thể.
Lượng insulin gia tăng cho thấy cơ thể đang kháng cự với loại hormone này và bệnh tiểu đường bắt đầu phát triển. Những phụ nữ này cũng có hàm lượng C-reactive protein, leptin, adinopectin và interleukin-6 cao.
Đây là những hóa chất do mô mỡ ở vùng bụng sản sinh và gây viêm. Tuy nhiên, ở nam giới lại không thấy có các dấu hiệu như vậy. Các nhà khoa học cho biết có thể do phụ nữ ăn vặt trong khi ngồi hơn nam giới và cánh mày râu cũng vận động nhiều hơn.
Lượng insulin gia tăng cho thấy cơ thể đang kháng cự với loại hormone này và bệnh tiểu đường bắt đầu phát triển. Những phụ nữ này cũng có hàm lượng C-reactive protein, leptin, adinopectin và interleukin-6 cao.
Đây là những hóa chất do mô mỡ ở vùng bụng sản sinh và gây viêm. Tuy nhiên, ở nam giới lại không thấy có các dấu hiệu như vậy. Các nhà khoa học cho biết có thể do phụ nữ ăn vặt trong khi ngồi hơn nam giới và cánh mày râu cũng vận động nhiều hơn.
Theo Mai Duyên
Thanh niên