Theo nghiên cứu mới đây của trường Y - Mount Sinai, một số tế bào máu trắng, thường được gọi là bạch cầu trung tính, là tuyến đầu tiên trong quá trình kháng bệnh. Nó cũng có khả năng kỳ diệu trong việc sản xuất các kháng thể khác. Nghiên cứu chỉ ra, bạch cầu trung tính có vai trò đa năng trong hệ miễn dịch, và đóng nhiều vai trò đáng ngạc nhiên mà các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra.
Nghiên cứu được công bố tại Nature Immunology (Tạp chí miễn dịch tự nhiên), đã cung cấp cái nhìn đột phá và mới lạ về thành tựu mới trong sự phát triển các loại vắc xin phòng chống bệnh truyền nhiễm qua máu và HIV.
Bạch cầu trung tính là hệ thống miễn dịch bẩm sinh. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành đánh giá các mô khỏe mạnh của con người đối với hệ thống miễn dịch, đánh giá sự phong phú của bạch cầu trung tính trong các hạch bạch huyết, hạch amidan, mô bạch huyết trong ruột và trong lá nách.
Các nhà nghiên cứu tìm ra rất ít bạch cầu trung tính tại các vùng khác nhau, ngoại trừ khu vực của nách (được gọi là vùng biên). Lá nách được xem như 1 hệ thống lọc các tác nhân gây nhiễm trùng và viêm nhiễm trong cơ thể. Nghiên cứu kỹ hơn những tế bào này, họ tìm ra vai trò của những bạch cầu trung tính đã vượt ra ngoài hệ thống miễn dịch bẩm sinh.
Theo nghiên cứu, bạch cầu trung tính tại các vùng bờ rìa gồm 2 phân tử là BAF và APRIL, có tác dụng kích hoạt các tế bào hệ miễn dịch (tế bào B) trong hệ thống miễn dịch thích ứng, Chúng phức tạp và mạnh hơn hệ miễn dịch bẩm sinh. Các bạch cầu trung tính sẽ đánh dấu BAFF và APRIL để xử lý các tế bào B, tạo ra các lớp kháng khuẩn khác nhau, cho phép hệ miễn dịch gắn kết phản ứng kháng thể mạnh hơn.
Các nhà nghiên cứu đã rất tự hào vì họ đã phát hiện ra 1 chức năng hoàn toàn mới của tế bào miễn dịch, cái đã làm hao công tổn sức của rất nhiều nhà nghiên cứu khác. Và tiếp tục tiến hành các nghiên cứu khác về hệ kháng thể với virus SIV và việc kích hoạt các bạch cầu trung tính và tế bào B trong máu, lá lách, đường ruột và niệu sinh dục – các đường lây nhiễm chính của SIV/HIV.