Quất hồng bì giải cảm, chữa ho |
Hạt và vỏ rễ cây vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng giảm đau và lợi tiêu hóa. Dân gian thường dùng nó trị đau dạ dày, đau thượng vị hoặc do co thắt ống tiêu hóa, phụ nữ sau đẻ.
Lá quất hồng bì được dùng trong các chứng cảm mạo, sốt, hỗ trợ điều trị sốt rét, gội đầu để sạch gàu, trơn tóc.
Quả dùng cho người tiêu hóa kém, buồn nôn, ho kéo dài (nếu ho cấp tính do nhiễm trùng, cần phối hợp kháng sinh; nếu ho do lao thì phải điều trị thuốc chuyên khoa).
Ngải cứu - Rau ăn, vị thuốc |
Chữa kinh nguyệt không đều:
8g
ngải cứu khô, đem sắc với 250ml nước còn 100ml, chia uống 2 lần trong
ngày, uống trước khi ăn trưa và tối.
Chữa đau đầu:
Lá ngải cứu non, tươi 150g, trứng gà 2 quả.
Lá ngải cứu rửa sạch để ráo thái nhỏ. Cho trứng vào đánh tan cùng với lá ngải cứu đã thái nhỏ, thêm gia vị đem rán với dầu ăn.
Ngày làm 1 lần vào buổi sáng hoặc tối. Ăn khi còn nóng.
Dùng liên tục trong 7-10 ngày. Hoặc mỗi tháng nên ăn trong 10 ngày có công hiệu giúp lưu thông máu lên não.
Công dụng chữa bệnh của tía tô |
Tác dụng cầm máu:
Khi bị vết thương chảy máu, bạn có thể lấy lá tía tô non tán nhỏ, đắp trùm lên chỗ máu đang chảy, rắc cho vừa kín rồi buộc lại.
Làm như vậy, vết thương sẽ cầm máu, không gây mủ và không để lại vết sẹo khi lành.
Chữa cảm lạnh:
Lấy vỏ một quả quýt cạo rửa sạch cùng 3 lát gừng dày và một nắm lá tía tô tươi hoặc khô cho vào nồi, thêm vào một bát nước, đun sôi kỹ, uống nóng và đắp chăn ấm.
Chữa đau bụng, đầy chướng:
Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.
Chữa ho, tức thở:
Lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun lấy độ 1 chén nước cho uống.
Hà Vân
(Tổng hợp)