Ngũ cốc thô khác với các loại ngũ cốc hạt nhỏ như gạo, bột mì trắng. Ngũ cốc thô bao gồm 2 loại: một là các loại gạo lứt, lúa mì chưa được chà vỏ; hai là các loại lương thực phụ ngoại trừ gạo và lúa mì.
Ví dụ các loại ngũ cốc như ngô, kê, đại mạch, yến mạch, kiều mạch, các loại đậu thuộc họ đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen…. Ngũ cốc thô có thể làm giảm cholesterol, giảm các loại bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường loại 2 và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Ngoài ra ngũ cốc thô còn giúp thúc đẩy tiêu hóa, giảm táo bón và cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Mặc dù chúng ta đều biết ăn ngũ cốc thô rất tốt nhưng khi ăn vẫn mắc phải một số sai lầm đặc biệt là trong quá trình nấu ăn. Một giáo sư dinh dưỡng cho biết cách ăn ngũ cốc tốt nhất là dùng nguyên hạt hấp lên. Còn chiên rán và nấu cháo ở một mức độ nào đó sẽ làm mất đi đặc tính tốt của ngũ cốc thô.
Ngũ cốc thô tốt cho sức khỏe là do có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có thể bảo vệ sức khỏe và chất xơ trong đó, rất ít chất béo, không có đường và muối. Nhưng nếu chiên rán sẽ hấp thu rất nhiều chất béo, đồng thời các thành phần dinh dưỡng khác trong ngũ cốc thô như các chất béo chưa bão hòa và vitamin sẽ gần như bị mất đi.
“Đặc biệt là mang ngũ cốc thô ninh nhừ thành cháo sẽ là một sai lầm rất lớn”. Nhiều người cho rằng cháo loãng có lợi cho sức khỏe lại vừa dễ tiêu hóa, dùng ngũ cốc nấu cháo chắc chắn rất tốt. Đặc biệt là chỉ số tăng đường huyết của ngũ cốc thô thấp, những người mắc bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường nên ăn nhiều một chút.
Nhưng trong nghiên cứu này cũng phát hiện ra,cháo càng nhừ, càng đặc thì mức độ tinh bột hồ hóa trong ngũ cốc thô càng cao, làm cho tốc độ tăng đường huyết càng nhanh. Nếu như mang ngũ cốc thô ninh thành cháo như thế không có lợi cho người có bệnh đường huyết .
Nếu bạn chỉ ăn ngũ cốc thô không thôi hẳn hương vị sẽ rất đơn điệu . Vậy làm thế nào để ăn ngũ cốc thô vừa ngon vừa lành mạnh?
Các chuyên gia giới thiệu:
Đầu tiên trộn các loại ngũ cốc và các loại đậu theo tỉ lệ 3:1 hoặc 2:1, ngâm qua đêm.
Sau đó mang ngũ cốc đã ngâm hấp trong nồi, thường là 10 đến 20 phút. Ngũ cốc đã hấp có thể nấu thành bữa cùng với gạo ngâm qua đêm , cũng có thể cùng cẩu khởi ( một vị thuốc Đông y), hạch đào đun lửa nhỏ một lúc làm cháo ăn.
Tuy nhiên cần phải chú ý loại cháo này nếu nấu suông thì không nên nấu quá sánh nếu không sẽ làm đường huyết tăng lên rất nhanh.
Nếu bạn muốn ăn mì thì cũng có thể kết hợp ngũ cốc hấp ăn cùng với lúa mì, ngô, hoặc cũng có thể thêm nho khô hoặc quả hạch để tăng thêm khẩu vị và dinh dưỡng.
Ngoài ra còn có thể hấp ngũ cốc thô sau đó nấu cùng một số loại rau quả như trứng, cà chua và ớt xanh. Sau đó nếu không ăn hết chỗ ngũ cốc đã nấu có thể chia nhỏ thành từng phấn rồi lấy ra ăn dần.