Hình ảnh siêu âm thai nhi ‘nàng tiên cá” hiếm gặp

havan |

Thai tuần 26, nửa người phía trên đều bình thường, còn nửa người phía dưới thì lại chỉ có mỗi một “cái đuôi”.

Thai nhi phát triển dị dạng bẩm sinh cực kì hiếm gặp này xuất hiện trong bụng một phụ nữ ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Bệnh viện số 5 thành phố Vũ Hán là nơi chẩn đoán trước sinh đã phát hiện được ca thai nhi mang “hội chứng nàng tiên cá” hiếm gặp này.

Đây là ca “bé nàng tiên cá” đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán. Trong hơn nửa thế kỉ qua, trên cả nước Trung Quốc đã phát hiện được không quá 10 ca mang thai dạngnày.

Được biết, xác suất xuất hiện bệnh này chỉ là 1,67/10 vạn người. Tuy mang một cái tên thần thoại, nhưng “bé nàng tiên cá” lại thuộc loại dị dạng gây chết người, không có cơ hội sống tiếp.

Người phụ nữ 28 tuổi này sống ở Vũ Hán, có vốn học thức tương đối, khỏe mạnh, không có tiền sử di truyền hoặc bệnh tật gì.

Hình ảnh siêu âm thai nhi ‘nàng tiên cá” hiếm gặp 1

Hình ảnh siêu âm dị dạng thai nhi hình nàng tiên cá

Cô đã từng khám thai, kết quả kiểm tra siêu âm thời kì mang thai là: Vì người mẹ quá ít nước ối, hình ảnh siêu âm mờ nên chưa chẩn đoán được. Để có được chẩn đoán thêm, cô đã chuyển tới khám tạiBệnh viện số 5.

Chủ nhiệm khoa siêu âm Cung Hồng Bình cho biết, qua kiểm tra phát hiện thấy trong tử cung bà mẹ tương lai mang thai được 26 tuần có quá ít nước ối, đã lỡ mất cơ hội tốt nhất để kiểm tra sàng lọc dị dạng.

Khi quét kiểm tra tuần tự theo đúng qui phạm bắt đầu từ đầu thai nhi, quét đến vùng bụng trên thì phát hiện thấy dị thường rõ, bé không có bong bóng dạ dày, tiếp xuống dưới không nhìn thấy có các cơ quan quan trọng như hai thận, bàng quang và cơ quan sinh dục ngoài...

Các bác sĩ cũng không nhìn thấy có kết cấu bình thường của hai chi dưới, chi dưới từ vùng hông kết thành một khối, không có mông, nhìn bên ngoài chỉ thấy có một chân.

Theo chủ nhiệm khoa phụ sản Bệnh viện số 5 thành phố Vũ Hán Hoàng Linh, loại dị dạng này được gọi là “hội chứng nàng tiên cá”, là dị dạng bẩm sinh có các đặc điểm hậu môn hẹp, hệ tiết niệu-sinh dục dị thường, chi dưới phát triển không hoàn thiện.

Vì mặt trong hai chân bệnh nhi dính liền hoặc là một thể liền khối gần giống với nàng tiên cá trong thần thoại phương Tây nên đã được đặt tên như vậy.

“Bé nàng tiên cá” ngoài hình thể dị dạng ra, còn kèm theo các cơ quan nội tạng phát triển không hoàn thiện hoặc thiếu hoàn toàn, thuộc loại dị dạng gây chết người đa cơ quan, khi sinh ra rất khó sống.

Ca bệnh được phát hiện ở bệnh viện này không chỉ khuyết nhiều cơ quan quan trọng, tim dị tật, mà còn có một chân, thuộc dạng nặng nhất trong bệnh loại này. Theo qui định, phải tiến hành thủ thuật phá thai.

Không có nước ối, thai nhi dính sát vào tử cung, làm thế nào để người phụ nữ mang thai chuyển dạ được là cả một vấn đề.

Muốn chuyển dạ được phải tiêm thuốc chuyển dạ vào tử cung người phụ nữ mang thai. Nếu chích thuốc vào tử cung không có nước ối, thì hoặc sẽ dễ đưa thuốc tới thành tử cung, khiến thành tử cung bị hoại tử; hoặc sẽ dễ đưa thuốc vào người thai nhi, không phát huy được tác dụng làm chuyển dạ.

Qua bàn bạc kĩ, cuối cùng các bác sĩ đã quyết định dùng phương án tiêm “nước ối nhân tạo” vào để chuyển dạ.

Hiện nay, nguyên nhân chính xác của “hội chứng nàng tiên cá” vẫn chưa được biết, nhưng có tư liệu nói có khả năng có liên quan đến bệnh đái tháo đường, đến việc tiếp xúc với hóa chất độc hại và đột biến gen di truyền ở người phụ nữ mang thai.

Để tìm hiểu được kĩ nguyên nhân dẫn đến “bé nàng tiên cá” ở người phụ nữ Vũ Hán này, bệnh viện đã giữ lại máu rốn và một phần mô của thai nhi để làm kiểm tra thêm về nhiễm sắc thể và gen.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại