Các nguyên nhân có thể cho âm đạo khô, ngứa
- Thay đổi nội tiết bình thường: Thay đổi nội tiết bình thường có thể là do biến động mức độ estrogen xảy ra sau khi sinh con và trong thời gian cho con bú. Nguyên nhân này cũng có thể xảy ra trong trong quá trình tiền mãn kinh và mãn kinh.
- Phản ứng hóa học: Phản ứng hóa học thường xảy ra khi chị em sử dụng các sản phẩm vệ sinh cá nhân, xà phòng, nước hoa có thể gây kích thích dẫn đến khô âm đạo và ngứa.
Ngay cả chất tẩy rửa, chất làm mềm vải... cũng có thể gây ra khô và ngứa ở "cô bé".
Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng thụt rửa là việc không cần thiết khi mà người phụ nữ không thực sự cần, vì âm đạo có một cơ chế tự làm sạch tuyệt vời mà không cần giúp đỡ. Trong thực tế thụt rửa thậm chí còn làm loại bỏ các vi khuẩn khỏe mạnh ở khu vực âm đạo, gây ra sự mất cân bằng độ pH và khiến vùng này dễ bị nhiễm trùng.
Vì vậy, việc quan trọng nhất là chị em cần xác định được các sản phẩm nào khiến mình bị dị ứng để hoặc là tránh không dùng loại sản phẩm đó nữa hoặc là chuyển sang một nhãn hiệu khác để giải quyết vấn đề khô và ngứa âm đạo.
- Nhiễm trùng: Có rất nhiều loại nhiễm trùng cũng có thể gây ra khô và ngứa trong âm đạo. Thông thường các dấu hiệu nhiễm trùng của khu vực bộ phận sinh dục là biểu hiện của dịch âm đạo, nhưng một số bệnh nhiễm trùng khác lại thường gây ra khô âm đạo. Bệnh nhiễm trùng như nhiễm Trichomonas, nhiễm trùng nấm men, và như vậy có thể gây ra các triệu chứng như khô âm đạo và ngứa.
- Dùng thuốc: Thuốc kháng sinh được kê để điều trị nhiễm trùng âm đạo nhưng lại làm tiêu diệt một số vi khuẩn cần thiết cho hoạt động lành mạnh của âm đạo và khi các vi khuẩn tự nhiên bị xói mòn, các vấn đề như khô và ngứa có thể xảy ra.
Biện pháp khắc phục khô và ngứa tại nhà
Một số biện pháp đơn giản mà chị em có thể thực hiện ngay tại nhà để hạn chế tình trạng rắc rối ở âm đạo là: dùng gel lô hội, dùng dầu cây chè để bôi. Hoặc có thể tìm sự giúp đỡ của thuốc kháng sinh histamine.
Nhiều chị em còn có kinh nghiệm dùng sữa chua có các vi khuẩn sống để khắc phục trình trạng không mong muốn này.
Các biện pháp khắc phục tại nhà trong một vài trường hợp có thể giải quyết được vấn đề. Nhưng khi thấy bệnh có triệu chứng mãn tính và định kỳ thì chị em nên đi khám để được điều trị thích hợp và kịp thời nhất.
Theo aFamily/ Suite