Kết quả nghiên cứu này được đăng tải trên Tạp chí Nature Medicine của Mỹ, số ra ngày 26/10 vừa qua.
Để tạo ra mô hình nghiên này, các nhà khoa học đã cấy trực tiếp môt khối u từ bệnh nhân ung thư vú vào tuyến vú của chuột, chứ không như phương pháp truyền thống trước đây là nuôi cấy tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm.
Mô hình này đã mở ra hy vọng cho việc chuẩn đoán và phát hiện sớm ung thư, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, những mô cấy hầu như giống với dạng ung thư vú nguyên gốc ở người về cấu trúc, thành phần gene cũng như biểu hiện.
“Kết quả nghiên cứu đáng ngạc nhiên nhất đó là các mô ghép khối u di căn từ khu vực ban đầu giống như tình trạng ở bệnh nhân ung thư vú”, Tiến sĩ Alana Welm đến từ Khoa Ung thư cho biết. “Chẳng hạn, các mô ghép của mô khối u từ những bệnh nhân bị di căn ung thư sang phổi cũng di căn sang phổi của những con chuột tiếp nhận mô ghép này”.
Phần lớn những bệnh nhân ung thư vú tử vong là do ung thư di căn sang những khu vực khác của cơ thể như hệ thống mạch bạch huyết, phổi, gan, xương hoặc não.
Các kết quả nghiên cứu này cho biết tiềm năng của phương pháp tạo mô hình này như một công cụ có thể xác định xem khối u có khả năng di căn hay không, giúp bác sỹ lựa chọn phương pháp điều trị tốt, hiệu quả cao nhất cho từng bệnh nhân.
“Ngoài ra, còn có khả năng tạo ra các mô hình tương tự cho nhiều bệnh ung thư khác bằng cách sử dụng phương pháp này”, Welm cho biết. “Chúng tôi đang thực hiện phương pháp này với các mô ung thư ruột kết”, ông kết luận.
Theo Thu Trang
Báo Đất Việt/Sciencedaily