Jennifer Emond nói: “Những phụ nữ tăng lượng carbohydrate trong chế độ ăn có nguy cơ tái phát ung thư vú cao hơn so với những phụ nữ cắt giảm lượng tinh bột”.
Emond đã xem xét một nhóm phụ nữ tham gia vào thử nghiệm can thiệp chế độ ăn và xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh ở phụ nữ nhằm đánh giá tác động của chế độ ăn dựa trên thực vật ở những bệnh nhân sống sót sau ung thư vú.
Emond đã chia khoảng 2.650 phụ nữ thành 4 nhóm, dựa trên lượng carbohydrate thấp nhất đến cao nhất. Cô phát hiện ra rằng 9,7% phụ nữ giảm tiêu thụ tinh bột bị tái phát ung thư vú so với 14,2% những người tăng mức tiêu thụ tinh bột.
Emond nói cô không thể giải thích chắc chắn mối liên quan giữa việc tiêu thụ tinh bột và nguy cơ tái phát ung thư. Tuy nhiên, thực phẩm giàu tinh bột làm tăng nồng độ insulin và tăng nồng độ insulin có liên quan với tăng nguy cơ ung thư vú.
Marji McCullough, trưởng khoa dịch tễ dinh dưỡng thuộc Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ nói: Các kết quả này rất đáng chú ý tuy nhiên còn quá sớm để đưa ra các khuyến cáo về thay đổi chế độ ăn.
McCullough nói: “Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ khuyến cáo rằng bệnh nhân sống sót sau ung thư vú nên duy trì trọng lượng hợp lý thông qua chế độ ăn đa dạng và chủ yếu dựa trên thực vật kết hợp với tập luyện thể chất đều đặn”.
Trong một nghiên cứ khác về chế độ ăn và ung thư vú, các nhà nghiên cứu Anh phát hiện ra rằng chế độ ăn ít carbohydrate chỉ 2 ngày/tuần có tác dụng giảm cân hiệu quả hơn đáng kể so với chế độ ăn ít calo 7 ngày/tuần. Những người thực hiện chế độ ăn này liên tục trong 4 tháng giảm trung bình là 4kg trong khi những người thực hiện chế độ ăn khác giảm trung bình 2,2kg.
Các kết quả này được trình bài tạo Hội nghị ung thư vú 2011 ở San Antonio, Mỹ.
Theo ANTĐ/Healthday