Trên thực tế, cơ thể một người đàn ông trung bình sản xuất xấp xỉ 525 tỷ tế bào tinh trùng trong suốt 1 đời người và giải phóng ít nhất 1 tỷ trong số đó mỗi tháng. Một người đàn ông khỏe mạnh có thể giải phóng từ 40 triệu cho tới 1,2 tỷ tế bào tinh trùng trong một lần xuất tinh.
Ngược lại, một người phụ nữ trung bình có khoảng 2 triệu nang trứng từ lúc chào đời và kết cấu sinh sản giúp tăng dần số lượng nang trứng.
Tuy nhiên, việc thụ thai chỉ đòi hỏi 1 tinh trùng và 1 nang trứng, vậy tại sao cơ thể đàn ông lại sản xuất số lượng tình trùng lớn như vậy? Chẳng phải sẽ đỡ lãng phí hơn nếu họ chỉ giải phóng vài “tinh binh” hay thậm chí 1 “tinh binh” để giao phối với trứng?
Ảnh minh họa
Nguyên nhân dẫn tới nghịch cảnh này chính là: sự cạnh tranh tinh trùng. Kể từ thuở sơ khai của tình dục, giống đực đã cạnh tranh quyết liệt với nhau để có càng nhiều tinh trùng của mình ở gần 1 trứng có khả năng sinh sản càng tốt. Điều này giúp đảm bảo rằng đứa con ra đời sẽ là của nó, thay vì của “hàng xóm”.
Hình thức cạnh tranh này dần tiến hóa thành một cuộc cạnh tranh bắt buộc giữa các giống đực ở bất cứ loài nào. Nếu để tinh trùng của con đực khác thụ thai với trứng, con đực này sẽ mất cơ hội truyền gene của mình cho thế hệ sau.
Tuy nhiên, nếu vấn đề chỉ là ở “càng nhiều, càng tốt” thì hẳn tất cả các loài động vật đã tiến hóa bìu tinh hoàn với kích cỡ to hơn để có thể chiếm thế thượng phong trong cuộc đấu. Thế nhưng, mọi chuyện không đơn giản như vậy, số lượng là quan trọng nhưng khoảng cách cũng đóng vai trò thiết yếu không kém. Thụ thai với nang trứng không chỉ phụ thuộc vào số lượng tinh trùng mà cơ thể giải phóng, nó còn tùy vào khoảng cách của tinh trùng và trứng.
Chẳng hạn, khỉ đột có cân nặng tương đối nhỏ. Trong xã hội sống của chúng, một con đực sẽ phụ trách giao phối với nhiều con cái để đảm bảo tinh trùng của nó có thể ở gần nhất với trứng. Trong trường hợp này, sản xuất nhiều tinh trùng không thực sự giúp con đực thụ thai thành công.
Ở loài tinh tinh, cạnh tranh tinh trùng là một vấn đề nghiêm trọng. Các con đực và con cái sống cùng nhau trong một đàn lớn và con cái giao phối với nhiều con đực trong một khoảng thời gian ngắn. Đó là lý do tại sao các con tinh tinh đực lại sở hữu tinh hoàn lớn nhất trong số các loài họ vượn và mức cân nặng vượt khỉ đột tới 15 lần, tương đương với cân nặng của con người. Nhiều tinh trùng giúp chúng có nhiều lợi thế hơn trong cuộc cạnh tranh.
Ở con người, kích cỡ tinh hoàn của nam giới nằm ở khoảng giữa của khỉ đột và tinh tinh. Tinh hoàn trung bình của đàn ông lớn gấp 2,5 lần khỉ đột nhưng nhỏ hơn 6 lần tinh tinh. Theo các nhà khoa học, điều này không hẳn là do quy luật cạnh tranh mà có thể do thừa hưởng từ sự tiến hóa qua nhiều thế hệ.