Ngày 1: Hãy đi bộ
Các bài tập aerobic, đi bộ là ưu tiên số 1 giúp cải thiện trí nhớ. Nhiều nghiên cứu cho thấy nhịp tim tăng lên kéo rất tốt cho não và tăng phạm vi chú ý.
Vì vậy, ngay khi bạn quá bận rộn cũng vẫn có thể tập luyện cho não bằng cách đi bộ, đi xe đạp đi mua đồ thay vì đi xe hơi. Hoặc có thể đưa lũ trẻ đi dạo cho cả nhà khỏe mạnh.
Ngày 2: Phá vỡ thói quen
Làm những việc khác ngày thường một chút. Như thế bộ não được rèn luyện tăng khả năng chịu đựng và thích nghi những tiến bộ, lão hóa. Đơn giản, bạn có thể chải răng với tay không thuận hay đi làm theo một tuyến đường khác.
Ngày 3: Lập danh sách những thứ không thể quên
Bạn liên tục bị mất chìa khóa, điện thoại di động, kính mát và các mặt hàng nhỏ khác? Bởi vì bạn lặp đi lặp lại việc đặt xuống, nhấc lên nên bạn chẳng nhớ nổi đã đặt nó ở đâu.
Giải pháp tích cực là: “huấn luyện” bản thân luôn luôn đặt vài thứ ở cùng một chỗ. Trước khi đặt đồ hãy nghĩ: “đây là đâu?”. Có thể là đặt cái đĩa, cái móc ở cửa, đặt chiếc ví vào trong túi quần… bất cứ thứ gì có nghĩa với bạn.
Ngày 4: Nhắc lại và kết nối tên
Nhớ một tên giống như một bài kiểm tra cho bộ não. Khi nghe thấy cái tên lần đầu hãy nhắc lại tên đó. Sau đó tìm ra mối lien hệ với những người hoặc vật quen thân của bạn (ví dụ: Đó là tên anh họ tôi hay Cậu bé này thích cún con.)
Ngày 5: Ăn uống hợp lý
Ăn nhiều ngũ cốc, protein nạc, hoa quả, rau xanh, và những thực phẩm ít béo và ngọt hỗ trợ trí não phát triển rất tốt. Vì người béo phì có nguy cơ cao mắc thoái hóa não.
Thêm nữa, rau xanh đậm, quả việt quất, lựu và nho đều chứa chất chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào não. Ngoài ra ăn cá nước lạnh như cá hồi, cá mòi và cá thu hai lần một tuần sẽ cung cấp omega-3, axit béo, DHA, đẩy mạnh sự kết nối giữa các tế bào não.
Ngày 6: Nghỉ ngơi
Thử đi ngủ sớm 1 giờ, dậy muộn hơn một chút. Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc lưu giữ thông tin. Không nghỉ ngơi, ta không thể tập trung và chú ý được.
Ngày 7: Hãy tin rằng bạn sẽ nhớ
Nhiều nghiên cứu cho thấy tin rằng bản thân có thể nhớ giúp cho bạn thực sự nhớ được nhiều hơn. Tương tự như trong thể thao, khi bạn nghĩ mình là vận động viên chơi tệ nhất thế giới thì không bao giờ bạn chiến thắng được.
Vậy đừng dằn vặt mình nếu trót quên cái hóa đơn hay quên tên một người bạn; mà tự tán dương nếu mình nhớ được điều gì.
Khi bạn tin vào bộ nhớ của mình, bạn thực sự tạo “động lực” cho bộ nhớ hoạt động tốt hơn.