Ăn tía tô, chữa hơn 10 bệnh

thuyhoa |

Tía tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại làm cho xuất mồ hôi, thuộc các trường hợp bệnh do cảm lạnh.

Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens Britt, họ hoa môi (Lamiaceae) là cây thảo, cao 0,5-1m. Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám.

Tía tô (shiso) trong tiếng Nhật có nghĩa là “cây tím làm hồi sinh” và được dân tộc này sử dụng từ rất lâu. Tía tô có tính ấm, vị cay, không độc, hương vị là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và the mát sát khuẩn. Lá dùng làm gia vị rất phổ biến, đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Trường hợp không có thì dùng thay thế cho nhau cũng được.

Theo tạp chí Newly revised Makino's new illustrated flora of Japan thì tinh dầu chiết xuất từ lá tía tô bằng cách chưng cất hơi nước bao gồm một loạt các hợp chất hóa học, có thể thay đổi tùy thuộc vào loài. Dầu tía tô được sử dụng như một loại dầu ăn có giá trị nhiều hơn cho lợi ích y học so với hương vị của nó. Nhiều nhất, chiếm khoảng 50-60% dầu, là perillaldehyde tạo nên mùi thơm và hương vị của tía tô, được sử dụng như một chất ngọt nhân tạo ở Nhật. Dầu ép từ tía tô chứa 40% dầu bão hòa đa (60% acid linolénic, 15% A.linoléic, 15% A.oléic).

Trong ẩm thực, tía tô do có tính chống dị ứng nên được sử dụng chung với cua hay hải sản. Tía tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại làm cho xuất mồ hôi, thuộc các trường hợp bệnh do cảm lạnh, cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, tía tô được dùng như một vị thuốc để tạo hưng phấn, trị cảm, nhức mỏi, ho suyễn. Hạt chứa tinh dầu có tính bốc hơi, giúp bảo quản và khử trùng thức ăn. Khi trái gió trở trời, tô cháo giải cảm thật nóng, thật cay, thơm mùi rau tía tô tỏ ra rất hiệu quả.

Ngoài nấu cháo hoặc xông hơi giải cảm thì tía tô còn được sử dụng trong các trường hợp như: chữa ho, hen, đàm suyễn tức ngực, khó thở; chữa thương hàn, ho suyễn; người lớn tuổi hay thở suyễn, đuối hơi; trẻ em ho nhiều thở gấp, mặt tím tái; người già ho nhiều đờm đặc, khó thở (viêm phế quản mãn tính); rối loạn tiêu hóa; ngộ độc thức ăn; táo bón ở người già suy nhược...

Do cây tía tô phát triển tốt trong môi trường nắng và ẩm nên nhiều người đã dùng tía tô làm cây kiểng trang trí.

Theo Afamily

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại