Ăn ổi chữa bệnh trĩ

lananh |

Ổi chín tới to vừa phải cạo hết vỏ và bỏ lõi mỗi ngày ăn 3 quả, ăn liên tục 10 - 20 ngày sẽ có kết quả tốt.

Bệnh trĩ là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh hậu môn trực tràng, với tỷ lệ bệnh nhân chiếm khoảng 20 - 45% dân số. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau như điều trị nội khoa, châm cứu, bấm huyệt, cấy chỉ hay phẫu thuật...

Nay xin giới thiệu một bài thuốc kinh nghiệm trị trĩ từ trái ổi của đồng bào dân tộc Mường để bạn đọc tham khảo khi cần thiết.

Ổi chín tới to vừa phải cạo hết vỏ và bỏ lõi mỗi ngày ăn 3 quả, ăn liên tục 10 - 20 ngày sẽ có kết quả tốt

Trĩ ngoại (búi trĩ tĩnh mạch ở dưới cơ thắt hậu môn và trồi ra ngoài, nhìn thấy bằng mắt thường): Ngoài ăn như trên hằng ngày lấy một lượng vừa đủ lá ổi tươi sắc kỹ ngâm rửa hậu môn từ 20 - 30 ngày.

Tại sao quả ổi lại chữa được bệnh trĩ?

Theo y học cổ truyền, quả ổi có tính mát, vị ngọt, chua, hơi chát, không độc, có tác dụng săn se da niêm mạc, co mạch, sáp trường, chỉ tả, thường dùng để sát trùng, rửa vết thương,

Thịt quả ổi có tác dụng nhuận tràng, kiện tỳ vị, ổi chín có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ dưỡng, kiện tỳ, trợ tiêu hóa, nhuận tràng, thường dùng trong các trường hợp táo bón, trĩ nội, ngoại, ăn uống không tiêu, xuất huyết, đái tháo đường...

Dưới nhãn quan của y học hiện đại, trong 100g ổi có chứa: nước 80,6g, gluxit 17,3g, protein 1,0g, lipit 0,4g, tro 0,7g, các chất khoáng vi lượng: Ca 15mg, P 24mg, Fe 0,7mg, vitamin A 75microgam, vitamin B1 0,05mg, vitamin C 486mg.

Ngoài ra, ổi là một nguồn thực phẩm ít calori nhưng giàu chất dinh dưỡng và có nhiều chất chống oxy hoá thuộc 2 nhóm carotenoids và polyphenols.

Hơn nữa, ổi còn có quercetin, một chất có tính chống oxy hoá cực mạnh có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng trong nhiều chứng viêm nhiễm mạn tính như suyễn, dị ứng, tim mạch, thấp khớp, lở loét, mụn nhọt, trĩ, tiểu đường...

Theo Lương y Chu Văn Tiến

Khoa học và Đời sống

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại