Vào mùa thu, độ ẩm trong không khí tăng mạnh đã cung cấp môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sống và phát triển.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời điểm 9 giờ sáng và 5 giờ chiều là thời điểm lượng vi khuẩn trong trong khí nhiều nhất, lúc này cũng là giờ cao điểm tan sở, bụi bẩn lan nhanh, không khí ô nhiễm.
Ngoài việc phải đeo khẩu trang, thường xuyên vệ sinh mũi ra, thì ăn hoa quả chứa nhiều hàm lượng vitamin C sẽ có lợi cho cơ thể chống lại chất ô nhiễm.
Theo tin tức mới nhất của Tạp chí Sức khỏe và đời sống, các nhà khoa học Anh đã phát hiện ra rằng, ăn nhiều hoa quả hoặc rau xanh chứa nhiều hàm lượng vitamin C có thể giảm những tổn thương của ô nhiễm môi trường đối với bệnh nhân mắc bệnh phổi mãn tính.
Nghiên cứu về chủ đề này, các chuyên viên nghiên cứu ở ĐH Hoàng gia London - Anh đã tiến hành nghiên cứu vơi hơn 200 bệnh nhân bị hen suyễn và mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Những bệnh nhân này đều ở trong độ tuổi 54-74, đã số đều có tiền sử hút thuốc.
Các chuyên viên nghiên cứu còn tiến hành ghi chép mức độ ô nhiễm không khí trước và sau khi bệnh nhân nhập viện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong không khí ở trên đường phố, khi mật độ giao thông tăng lên 10 microgam/mét khối thì tỉ lệ mắc bệnh của các bệnh nhân hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính sẽ tăng lên đến 35%.
Những người có cơ thế thiếu vitamin C thì tỷ lệ mắc bệnh gấp 1,2 so với những người có hàm lượng vitamin C trong cơ thể cao.
Nhà khoa học sức khỏe Canada Michael Broughton cho biết, ngày càng nhiều các công trình khoa học đã chứng minh được rằng, các chất chống oxi hóa có thế giảm bớt những tác hại do chất ô nhiễm trong môi trường hàng ngày gây nên.
Ví dụ như vitamin C có thể bảo vệ tác hại do các gốc tự do gây nên, mà các gốc tự do đa số đều do chất ô nhiễm khi vào phổi hình thành nên.
Vì vậy, những người sống hoặc làm việc lâu ngày trong môi trường ô nhễm hoặc nhiều bui bẩn nên ăn nhiều hoa quả hoặc rau xanh chứa hàm lượng Vitamin lớn như cam, nho, kiwi, ớt v..v… Những loại hoa quả này có tác dụng rất lớn cho việc cơ thế chống chất ô nhiễm.