'Amip ăn não không thể tồn tại trong không khí'

havan |

Chắc chắn amip ăn não sống trong môi trường nước và phải là nước ngọt, nhiệt độ ấm.

Bác sĩ Lương Trường Sơn, Viện phó Sốt rét - Ký sinh trùng (Bộ Y tế) khẳng định, amip ăn não không thể di chuyển được trong không khí mà chỉ sống trong môi trường nước.

Ông Sơn khẳng định, chắc chắn amip ăn não sống trong môi trường nước và phải là nước ngọt, nhiệt độ ấm. Một ít tài liệu có đề cập đến việc amip này có thể sống trong đất, nhưng phải là vùng đất có nước ao tù.

Kiểu di chuyển của amip là phải dựa vào môi trường nước. Amip di chuyển như sứa vậy, đưa vào môi trường đất khô vào thì nó không thể lưu hành. Từ điều này, có thể khẳng định amip Naegleria fowleri không thể tồn tại trong không khí. Kể cả nước có nhiệt độ lạnh và nước mặn thì amip này cũng không sống được”, bác sĩ Sơn nói.

amip-an-nao-khong-the-ton-tai-trong-khong-khi

Quy trình lây bệnh của amip ăn não. Ảnh: CDC

Theo ông Sơn, trong các loài vi sinh vật, chỉ có nấm, virus và số ít vi khuẩn như lao có thể tồn tại và di chuyển trong không khí.

Viện phó Sốt rét - Ký sinh trùng cho biết, amip nói chung và amip ăn não là loại đơn bào sống trên khắp thế giới. Tại Australia, amip ăn não được phát hiện vào năm 1965; ở Mỹ vào năm 1962. Khả năng gây bệnh là rất hiếm. Từ năm 1962 đến nay, cả thế giới chỉ ghi nhận 150 trường hợp mắc bệnh, trong đó Mỹ có 123 ca.

Thời gian ủ bệnh từ 1 đến 14 ngày. Biểu hiện bệnh sau 2-3 ngày. Tỷ lệ mắc nhiều nhất là người từ 18 tuổi trở xuống, chủ yếu nam giới, gắn liền với bơi lội, tiếp xúc với nước, từ mũi lên sàn não, cũng có trường hợp lây amip qua miệng nhưng phải sặc. Tuy nhiên khả năng mắc bệnh là rất hiếm xảy ra.

Thế giới chưa ghi nhận lây truyền qua đường khác như máu, qua da hay tiêu hóa. Đặc biệt, amip ăn não không lây từ người sang người”, bác sĩ Sơn nói.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại