5 hành vi của cha mẹ khiến trẻ bị stress

lananh |

Stress không chỉ tấn công người lớn, trẻ cũng có thể bị căng thẳng. Vậy, những hành vi nào của chúng ta có thể khiến trẻ bị stress?

1. Cấm con khóc

Tất cả các bậc cha mẹ muốn con cái của mình nhanh chóng trưởng thành và trở thành những người tài giỏi. Nhưng thường thì các bậc cha mẹ không nhận ra rằng những lời động viên thái quá của họ thực sự khiến trẻ cảm thấy nặng nề, và có thể làm cho chúng trở nên căng thẳng.

"Gánh nặng và áp lực này xảy ra đối với bé trai nhiều hơn bé gái, bởi vì trong văn hóa phương Đông, nam giới được coi là sinh vật mạnh mẽ nhất mà không được phép thể hiện những yếu điểm của mình dù rất nhỏ" - ông nói.

Suy nghĩ của trẻ em và người lớn khác nhau. Trẻ em, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, sẽ chỉ cảm thụ âm thanh của từ ngữ, và không thể xử lý đúng được như người lớn. Ví dụ, khi các con bị ngã thì các con khóc. Nếu là con gái, cha mẹ thường sẽ cho phép trẻ khóc. Nhưng thường thì cha mẹ sẽ cấm trẻ nam khóc kèm với thông điệp, "Con không được khóc", "Con là một người đàn ông, không nên ủy mị" hoặc "Con trai tôi rất mạnh mẽ, vết thương này không có vấn đề gì".

Thoạt nghe tưởng không có gì sai với những câu nói như thế, bởi vì mục tiêu là để giúp trẻ không trở nên ủy mị. Tuy nhiên, khi bộ não trẻ tiếp thu câu nói đó, nó sẽ mang một ý nghĩa khác nhau ở những đứa trẻ khác nhau.

Câu này sẽ được tiếp nhận như là một mệnh lệnh, mà nó sẽ luôn luôn tồn tại trong não chúng đến tuổi trưởng thành. Nó sẽ làm cho con của bạn luôn luôn phải kìm chế khóc, và nuôi dưỡng cảm xúc đau buồn trong lòng một cách thầm kín. Đây là những gì làm một đứa trẻ trở nên căng thẳng.

"Không ngạc nhiên khi nam giới hiếm khi khóc và cảm thấy xấu hổ khi khóc, vì từ nhỏ, anh ta đã bị ghim chặt bởi những lời nói của người lớn mang thông điệp trên. Nhưng nếu khóc vì những gì chính đáng và giúp giải phóng cảm xúc của chúng thì cũng nên khuyến khích trẻ khóc" - Rustika khẳng định. Khóc cũng không sao, miễn là tần số lần khóc nên được kiểm soát.

2. Hành vi của bố mẹ không phù hợp

Theo nghiên cứu, trẻ em từ 1- 7 tuổi sẽ dễ tiếp thu nhiều thứ xung quanh mình thông qua ngôn ngữ cơ thể của một ai đó (90%), ngữ điệu của giọng nói (7%), và lời nói (3%). "Cha mẹ không đồng nhất quan điểm dạy con sẽ làm cho trẻ bối rối, và cuối cùng căng thẳng vì hành vi không phù hợp của cha mẹ trẻ" - ông nói thêm.

Cha mẹ nên có thái độ rõ ràng, dứt khoát trong việc giáo dục trẻ em, và giữa vợ và chồng phải có sự thỏa thuận. Ví dụ, trẻ bị phạt khi mắc sai lầm. Nhưng khi trẻ lặp đi lặp lại sai lầm lại không bị cha mẹ phạt sẽ khiến trẻ tiếp tục sai lầm do hành vi của cha mẹ đã không nhất quán. Ngôn ngữ cơ thể mà cha mẹ không thống nhất khi phải đối mặt với cùng một vấn đề, ví dụ như khi thì dễ dãi khi thì quá khắt khe sẽ làm cho con cảm thấy bị ức chế và chán nản.

3. Phân biệt đối xử với con

Nhiều cha mẹ vô tình có hành vi phân biệt đối xử với trẻ, có thể không phải qua hành vi một cách rõ ràng mà chỉ qua giọng nói đối với con trai và con gái khác nhau thì trẻ cũng cảm thấy dao động và tủi thân. "Khi hai anh em, chị em cãi nhau hoặc đánh nhau, thường thì khi phân giải, cha mẹ dành giọng điệu nhẹ nhàng hơn đối với em vì cho rằng người anh, người chị lớn tuổi hơn phải chịu thua em", ông giải thích.

Giọng điệu khác nhau khi đối mặt với một vấn đề sẽ khiến đứa trẻ lớn tuổi hơn cảm thấy không được yêu thương bằng em trai, em gái mình và có thể trở nên trầm cảm.

4. Thành kiến với trẻ

Một trong những điều nguy hiểm nhất mà cha mẹ làm đối với con trẻ là “đóng đinh” thành kiến đối với trẻ. Những từ như "về cơ bản con là một cậu bé lười biếng", hoặc "con đang thừa cân đấy, nên mặc gì cùng không phù hợp", hoặc "con chậm chạp quá, không thông minh như em gái của con nhỉ?".

Hãy cẩn thận, việc đóng đinh thành kiến với con, đặc biệt là kèm theo các biện pháp để so sánh con với trẻ khác sẽ không chỉ làm cho trẻ cảm thấy chán nản, mà còn làm trẻ phải chịu đựng những vết thương còn đi theo trẻ đến tuổi trưởng thành.

5. Quá hay cấm đoán con

Khi trẻ ở độ tuổi từ 4- 6, trẻ đang ở trong một giai đoạn sáng tạo với sự tò mò tăng lên và mong muốn tìm hiểu là rất cao. Tuy nhiên, thái độ sáng tạo của trẻ và khả năng khám phá của trẻ thường bị cha mẹ coi là sự nghịch ngợm, phá phách, do đó họ thường cố gắng hạn chế sự vận động của con.

"Đừng chơi trò đó", hoặc "Không được chạm vào đồ kia!", và sử dụng nhiều từ ngữ cấm đoán đã vô tình hạn chế sự sáng tạo của trẻ. Mặc dù ý định của cha mẹ là tốt để trẻ không bị thương vong hoặc làm hỏng đồ đạc, nhưng những từ "làm" và "không nên làm" có thể khiến trẻ trở nên căng thẳng vì chúng không được tự do làm bất cứ điều gì chúng muốn nữa.

Hãy sử dụng các từ ngữ khác tốt hơn để chỉ đạo các con, đứa trẻ sẽ tiếp nhận những từ ngữ đó một cách tích cực. Trẻ sẽ hiểu rằng bạn đang cấm trẻ làm việc đó vì việc đó có thể gây nguy hiểm, chứ không phải vì thiếu tình cảm đối với con. "Nếu thường xuyên bị cấm, trẻ có thể vụng trộm thực hiện mong muốn của chúng hoặc ăn cắp đồ sau lưng bạn", ông Rustika cho biết.

Theo Đặng Hòa

VTC News

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại