Bệnh nhân nam 46 tuổi, ở Quỳnh Lưu, Nghệ An chữa trĩ tại một phòng khám tư về thuốc nam đã được “bà lang” đắp lá chữa bệnh trĩ. Sau 10 ngày đắp lá, bệnh chưa lui thì bệnh nhân xuất hiện các triệu đau, sốt, không thể đi đại tiện được, toàn bộ vùng hậu môn bị hoại tử tím đen.
Lúc này, gia đình mới đưa bệnh nhân ra BV Việt Đức khám. PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng cho biết, toàn bộ vùng hậu môn trực tràng của bệnh nhân hoại tử tím đen hoàn toàn, còn gây thương tấy rộng vùng bìu và tầng sinh môn. Tình trạng hoại tử lan tỏa khiến bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng…
Bệnh nhân phải nằm điều trị ít nhất 3 tuần nữa để theo dõi các biến chứng.
Ngay lập tức, bệnh nhân được mổ cấp cứu, cắt bỏ thương tổn hoại
tử và làm hậu môn nhân tạo phía trên.
Bệnh nhân thứ hai là bệnh nhân L.H.K (53 tuổi ở Thanh Chương, Nghệ An). Bệnh nhân này bị trĩ nhưng ngại đi tới viện mà điều trị thuốc nam cách đây 3 tuần. Khi nhập viện, toàn bộ vùng bẹn, bìu bệnh nhân bị sưng tấy, viêm lan tỏa tuyến yên Fournier (hoại tử rộng rãi). Tỉ lệ tử vong do hoại tử rộng rãi này lên tới 80%.
“Nếu bệnh nhân này đến viện muộn 1- 2 ngày thôi là có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bởi hoại tử vùng “nhạy cảm” này với tổn thương chảy máu vi khuẩn càng dễ dàng xâm nhập. Khi đó, nguy cơ nhiễm trùng máu, suy gan, thậm, thậm chí viêm não… hoàn toàn có thể xảy ra bởi vi khuẩn có thể di chuyển đến bất cứ cơ quan nào và gây bệnh”, BS Hùng nói.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân cũng phải theo dõi lâu dài tại viện, bởi ngoài việc đảm bảo vệ sinh, tránh nguy cơ nhiễm trùng thì bác sĩ cũng cần theo dõi vùng hoại tử được cắt bỏ sau phẫu thuật có gây tình trạng sẹo xơ rúm, khiến vùng hậu môn bị hẹp, người bệnh sẽ không thể tự đi đại tiện được hay không.
Theo Dantri.com.vn