Đường sẽ làm tiêu hao vitamin B và khoáng chất trong cơ thể đồng thời kích thích chúng ta ăn những loại thực phẩm có chứa carbohydrate khiến bạn trở nên mệt mỏi hơn.
2. Thực phẩm có chứa váng sữa
Váng sữa là tác nhân số 1 của những cơn đau bụng, những thực phẩm như sữa, phomat, bơ, sữa chua, trứng sẽ làm tổn hại đến quá trình hấp thụ Mg, dẫn tới đau bụng.
3. Thực phẩm nhiều chất béo
Thịt bò, thịt lợn và thịt dê nếu ăn nhiều sẽ làm tiêu hao rất nhiều khoáng chất trong cơ thể.
4. Rượu
Rượu làm tiêu hao vitamin B và khoáng chất trong cơ thể, uống nhiều rượu sẽ phá vỡ sự chuyển hóa của carbohydrate và sản xuất ra quá nhiều estrogen.
5. Măng trúc
Măng thuộc thực phẩm hàn tính, chứa nhiều chất xơ thô và calcium oxalate không hòa tan, phụ nữ không nên ăn trong thời kỳ kinh nguyệt
6. Ốc
Ốc thuộc loại thức có tính hàn, thanh nhiệt, trong kỳ kinh kị ăn ốc và những thực phẩm hàn khác.
7. Sữa
Sữa cũng giống váng sữa vậy, là tác nhân số 1 của những cơn đau bụng, những thực phẩm như váng sữa, phomat, bơ, sữa chua, trứng sẽ làm tổn hại đến quá trình hấp thụ Mg, dẫn tới đau bụng.
8. Đồ ăn quá mặn
Đó là cá mặn, thịt muối, ăn quá nhiều những đồ ăn này sẽ dẫn tới đau bụng, dễ bị xúc động trong những ngày đèn đỏ.
9. Cua
Cua là thức ăn có tính hàn có thể thanh nhiệt mát máu, phụ nữ vào những ngày đèn đỏ nên kị ăn những thực phẩm có tính hàn đặc biệt là những người dễ bị đau bụng khi ăn đồ lạnh càng nên tránh
10. Sô cô la
Socola khiến tinh thần mất kiểm soát, làm cho tinh thần bất ổn và nghiện đường, ngoài việc làm cho cơ thể béo lên còn làm tăng nhu cầu về vitamin B.
Đồng thời đường sẽ làm tiêu hao vitamin B và khoáng chất trong cơ thể, làm người ăn nó càng muốn ăn đồ ngọt hơn.
11. Lê
Trong kỳ kinh nguyệt nên tránh ăn lê.
12. Trà xanh
Tới kỳ kinh nguyệt hemoglobin, protein huyết tương trong máu tương đối cao, vì vậy phụ nữ sau kỳ kinh sẽ mất khá nhiều sắt vì vậy nên bổ sung sắt.
Trong trà chứa hơn 30% acid tannic, chất này dễ dàng để kết hợp với các ion sắt, tạo ra kết tủa, cản trở niêm mạc đường ruột hấp thụ sắt, dẫn tới ngực đau, lo lắng, khó chịu và tâm trạng thay đổi, đồng thời làm tiêu hao hơn vitamin B được lưu trữ trong cơ thể, tổn hại quá trình chuyển hóa carbohydrate.
13. Ớt, tiêu, đinh hương
Vào kỳ kinh nguyệt nên ăn đồ ăn thanh đạm, vị nhẹ, chứa nhiều chất dinh dưỡng, không nên ăn thực phẩm có tính kích thích mạnh, để không làm kích thích các mạch máu giãn ra, gây ra có kinh sớm và lượng máu mất đi quá nhiều.
Ớt, đinh hương, hạt tiêu, là những gia vị dùng trong nấu ăn, khi nấu ăn chỉ cần cho thêm những gia vị này sẽ làm tăng thêm hương vị cho món ăn. Tuy nhiên, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt không nên ăn thực phẩm nhiều gia vị cay, nếu không dễ dẫn đến đau bụng, mất máu nhiều.
14. Nước có ga
Có rất nhiều phụ nữ thích uống đồ uống có ga, trong những ngày đèn đỏ mà uống những đồ uống này sẽ xuất hiện hiện tượng yếu mệt, thẫn thờ, đó là biểu hiện của sự thiếu sắt.
Vì nước ngọt và các đồ uống khác chủ yếu chứa phosphate, sắt có trong cơ thể ngăn chặn xảy ra phản ứng hóa học, khiến cơ thể khó hấp thụ được chất sắt. Ngoài ra natri bicarbonate trong nước ngọt và nước trái cây dạ dày làm giảm vai trò tiêu hóa và khử trùng của các acid trong dạ dày, ảnh hưởng đến sự ngon miệng.
15. Đồ ăn, uống lạnh
Nên tránh uống đồ lạnh trong những ngày có kinh, y học dân gian cho rằng, máu phải gặp nhiệt mới lưu thông tốt, gặp lạnh là ngưng đọng lại.
Trong những ngày đèn đỏ nếu uống đồ lạnh, một là sẽ gây cản trở tiêu hóa, hai là làm tổn hại đến dương khí, gây tụ đọng, dẫn tới làm cho máu lưu thông kém, kết quả là rong máu quá ít, thậm chí đau bụng kinh.
Ngay cả trong mùa hè, đến kỳ kinh nguyệt cũng không nên ăn lạnh. Nên ăn thức ăn đã nấu chín, có độ nóng thích hợp, vào những ngày đông giá có thể ăn các thực phẩm bổ nhiệt như thịt cừu, thịt gà, long nhãn …
16. Hồng vàng
Hồng có chứa acid tannic, chất này dễ dàng kết hợp với sắt để ngăn chặn sự hấp thụ sắt trong cơ thể.
17. Thực phẩm có chứa cafein
Gây đau ngực, lo âu, khó chịu và làm tâm trạng thay đổi, đồng thời làm tiêu hao vitamin B được lưu trữ trong cơ thể, tổn hại quá trình chuyển hóa carbohydrate.