1. Bơ thực vật
Bơ thực vật chứa nhiều chất béo chuyển hóa và các hóa chất có hại khác. Bơ chứa nhiều chất béo động vật gây hại cho tim.
Cả bơ nguyên chất và bơ nhiều chất béo đều có chứa hàm lượng calo vượt quá mức cho phép. Để an toàn cho cả gia đình, hãy nấu ăn với 1 lượng nhỏ dầu dừa và nước xuýt rau quả.
2. Trứng phi hữu cơ
Nhiều người lựa chọn trứng hữu cơ, tươi từ các vùng nông thôn như một nguồn cung cấp protein chính cho gia đình. Tuy nhiên, thông thường, các loại trứng này phải mất vài tuần mới tới tay người sử dụng. Chính vì vậy, chúng có thể chứa các loại thuốc kháng sinh, hooc môn, thuốc trừ sâu, chủng vi khuẩn salmonella và các loại vi khuẩn có hại khác.
Nếu muốn ăn trứng, hãy chắc chắn rằng trứng phải tươi, hữu cơ, và được bày bán trực tiếp tại nông trại hoặc các chợ quê.
3. Nước sốt Maioney
Nước sốt Maioney thường chứa dầu đậu tương – loại dầu được chiết xuất từ đậu tương biến đổi gen. Thực tế, tại Mỹ, khoảng 87% các loại đậu tương là được biến đổi di truyền. Việc biến đổi gen mới xuất hiện trong lịch sử con người (từ giữa những năm 1980), bởi vậy, vẫn có rất ít nghiên cứu về ảnh hưởng lâu dài của nó. Hiện nay vẫn có 1 số nghi ngại về có mối liên hệ giữa các thực phẩm biến đổi gen với tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh.
4. Nước sốt cà chua
Nước sốt cà chua chứa hàm lượng đường fructose cao, và nhiều hóa chất khác. HFCS (còn được gọi là đường ngũ cốc) chứa hàm lượng fructose rất cao. Chỉ cần 1 lượng nhỏ trong hoa quả cũng đã chứa chất xơ, vitamin C và các chất chống oxi hóa, khiến fructose có thể được chuyển hóa dễ dàng trong cơ thể. Tuy nhiên với hàm lượng lớn, như trong HFCS, fructose lại khiến gan khó hoạt động.
Điều này dẫn tới nhiều vấn đề như gan nhiễm mỡ, chất béo trung tính cao, sự gián đoạn của hệ thống tiêu hóa (chứng thèm ăn). Hàm lượng fructose cũng có liên quan tới các bệnh tiểu đường loại 2 và hội chứng chuyển hóa.
5. Sa lát trộn
Các loại sa lát trộn thường chứa nhiều sữa, hóa chất, chất bảo quản, tỉ lệ fructose cao, đường, và nhiều thành phần chuyển biến gen như dầu đậu nành. Thay vì sử dụng thực phẩm này, hãy tự tay làm món sa lát từ dấm táo hữu cơ, 1 lượng nhỏ ô liu và các loại thảo mộc/rau thơm khác.
6. SữaSữa làm tăng tỉ lệ loãng xương. Việc sử dụng sữa sẽ tạo ra độ axit chua trong cơ thế. Để trung hòa tính axit này, cơ thể phải lấy muối từ xương, từ đó làm xương yếu dần đi.
Đồng thời, sữa có chứa GBH – 1 loại hooc môn làm gia tăng nguy cơ ung thư. Thay vì sử dụng các loại sữa này, bạn hãy sử dụng các loại sữa hạt như sữa hạnh nhân hay sữa dừa không đường.
7. Sữa chua
Nhiều người vẫn tin rằng sữa chua là loại thực phẩm không đường vì nó có chứa men vi sinh. Thực tế, men vi sinh rất tốt cho sức khỏe. Nhưng khi men vi sinh có trong sữa chua thì lại rất phản khoa học (như đã nói ở phần 1 về sữa). Mặc dù, sữa chua được làm từ các loại sữa tiệt trùng, nhưng nó vẫn có chứa lactose, lượng casein cao và tất cả các thành phần khác trong sữa.
8. Đậu phụ
Trong khi nhiều người vẫn xem đậu phụ như 1 loại thực phẩm bổ dưỡng thay thế cho thịt thì thực tế bạn nên cân nhắc kĩ về các sản phẩm làm từ đậu.
Như đã nói bên trên, 87% đậu ở Mỹ được biến đổi gen, dẫn tới rất nhiều nguy hại cho sức khỏe như ung thư, rối loạn tuyến giáp và ảnh hưởng đến khả năng sinh nở của phụ nữ.
9. Nước hoa quả ép
Các loại nước hoa quả có chứa rất nhiều đường, mà thiếu chất xơ và calo. Nước trái cây có thể làm tăng đột biến lượng đường trong máu của bạn, khiến bạn thèm ăn nhiều hơn, và dẫn đến việc ăn quá nhiều. Thay vì sử dụng loại nước uống này, hãy uống nước ép trái cây tươi.
10. Nước uống có ga
Không thể tìm thấy bất cứ chất gì tốt trong nước uống có ga. Không chỉ tạo ra sự chuyển hóa trao đổi chất axit trong cơ thể mà loại nước này còn chứa nhiều hóa chất và chứa HFCS (trong loại nước ngọt thường) hoặc các hóa chất tạo vị ngọt (trong soda ăn kiêng).
Cả 2 loại nước ngọt này đều gia tăng nguy cơ béo phì, tăng cân. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe, bạn tuyệt đối không nên uống chúng.