Sự trỗi dậy của Đế chế Tesla

Bảo Nam |

Có thể bạn chưa biết chiếc xe điện đầu tiên đã xuất hiện từ năm 1884 và tới năm 1997, GM chính thức thương mại hóa chiếc EVI. Tuy nhiên với chỉ 129km đường đi được khi sạc đầy pin, cũng như nhiều ô tô điện khác, EV1 không có được sự quan tâm của nhiều người dùng.

Sự trỗi dậy của Đế chế Tesla - Ảnh 1.

Và rồi Tesla xuất hiện!

Được thành lập năm 2003 bởi Marr Tarpenning và Martin Eberhard, Tesla Motors đã phát triển T-Zero, một mô hình xe ô tô điện 2 chỗ với khả năng tăng tốc từ 0-100km/h chỉ trong vòng 6 giây. Ngoài ra, chiếc xe điện này cũng có thể sử dụng phanh tái tạo năng lượng, năng lượng này sẽ được sạc lại pin giúp xe tăng hành trình. Tuy nhiên để thương mại hóa thì xe điện Tesla cần nhiều hơn thế, và để làm được điều này đòi hỏi cần có số vốn cực lớn.

Sự trỗi dậy của Đế chế Tesla - Ảnh 2.

Trong khi hầu hết các nhà đầu tư thời đó đều nghĩ "xe ô tô điện chỉ dành cho trẻ con" thì với cuộc gặp kéo dài 2 tiếng, Elon Musk - một nhà đầu tư vừa hoàn thành thương vụ bán lại Pay Pal thu về 170 triệu USD - đã rót vốn 7.5 triệu USD cho Tesla Motor, và trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị của hãng xe điện chỉ vài ngày sau đó.

Sự trỗi dậy của Đế chế Tesla - Ảnh 3.

Và cũng như tham vọng "định cư trên sao Hỏa" mà Musk đưa ra cho Space X, định hướng về ô tô điện của vị tỷ phú này cũng rất rõ ràng. Ngay từ đầu, ông đã hướng Tesla tới những chiếc ô tô điện tốt nhất, hiện đại nhất dành cho những người có điều kiện để mua nó.

Dưới những thuyết phục tài tình từ Musk, Tesla Motor đã huy động được thêm 60 triệu USD và dành khoảng 25 triệu USD chỉ để phát triển chiếc Roadster - một ô tô điện 2 chỗ được bán với giá 109,000 USD và giới thiệu vào năm 2006.

Sự trỗi dậy của Đế chế Tesla - Ảnh 4.

Roadster có khả năng tăng tốc từ 0 tới 60 dặm/giờ (96.5km/h) trong vòng 4 giây, và khi được sạc đầy, nó có thể di chuyển quãng đường tối đa tới 402km - một con số cực kỳ ấn tượng lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, Tesla Motor cũng suýt phá sản trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính cuối 2007. Hãng đã phải cắt giảm 24% nhân sự và gặp các rắc rối trong việc gọi vốn 100 triệu USD cho Model S, và cá nhân Elon Musk đã rót thêm 35 triệu USD cho công ty. Sau đó, chính phủ Mỹ đã tung gói cứu trợ 25 tỷ USD để giúp các công ty vượt qua khủng hoảng tài chính, và với khả năng vận động hành lang ấn tượng, riêng Tesla đã được hỗ trợ khoản vay tới 365 triệu USD để phát triển Model S và duy trì 100 triệu USD để xây dựng nhà máy sản xuất năng lượng.

Vào năm 2009, Tesla đã phải thu hồi 345 chiếc Roadster được bán ra từ 3/2008 - 22/4/2009 về lỗi liên quan tới trục sau xe. Cùng thời gian này thì những báo cáo về vấn đề về bộ phận Lotus đã khiến Tesla phải cử đội ngũ kỹ thuật viên tới từng nhà của chủ xe để xử lý vấn đề này. Tới năm 2010, Tesla tiếp tục thu hồi 439 chiếc Roadster vì lỗi liên quan hệ thống dây cáp 12V bên trong xe.

Đã chỉ có 2450 chiếc Roadster được bán ra, tuy nhiên nó lại giúp Tesla học được cách trở thành nhà sản xuất ô tô thực sự là như thế nào.

Sự trỗi dậy của Đế chế Tesla - Ảnh 5.

Cũng giống như Apple đưa smartphone lên một tầm cao mới thì Tesla đã khiến ô tô điện thực sự "thăng hoa". Các sản phẩm mới liên tục thế chân sản phẩm cũ để đưa ô tô điện tới những giới hạn mới, điều mà chỉ cách đó vài năm tưởng chừng là vô cùng hoang tưởng.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các dòng ô tô điện của Tesla đã phát triển thế nào trong vòng 10 năm qua:

Sự trỗi dậy của Đế chế Tesla - Ảnh 6.

Tesla Roadster (2008-2012)

Giá bán: 109,000 USD

Được giới thiệu tới công chúng vào ngày 19/7/2006, Roadster cũng được trưng bày tại triển lãm San Francisco Auto Show, nó đã được tạp chí Time bình chọn là phát minh vĩ đại nhất năm 2006 trong mảng ô tô. Tuy nhiên gần 2 năm sau, vào 17/3/2008 thì Tesla Roadster mới chính thức tới tay người sử dụng.

Và những con số ấn tượng của Roadster Gen 1 là:

- Khả năng tăng tốc từ 0-97km/h trong 3.7 giây

- Tốc độ tối đa đạt được là 201km/h.

- Là chiếc ô tô đầu tiên sử dụng pin lithium-ion, và nó có thể đi được 320km cho mỗi lần sạc đầy pin.

Tận dụng tầm ảnh hưởng của các ngôi sao Holywood, Tesla Roadster nhanh chóng nổi như cồn trên khắp thế giới.

Đã có tổng cộng 2450 chiếc Tesla Roadster được bán ra trên khắp 30 quốc gia khác nhau. Và Tesla cũng dừng các đơn đặt hàng cho Roadster từ tháng 11/2011 để phát triển cho Model S.

Sự trỗi dậy của Đế chế Tesla - Ảnh 7.

Tesla Mode S (2012 - hiện tại)

Ngày 22/12/2012, chiếc sedan 5 chỗ Tesla Model S chính thức được bán ra thị trường, và nhanh chóng trở thành mẫu xe đem lại sự thành công cho Tesla.

Những con số của Model S thế hệ 2012

- Khả năng tăng tốc từ 0-97km/h trong vòng 6.5 giây

- Tốc độ tối đa đạt 209 km/h

- Quãng đường đi được khi sạc đầy là 426km

Tuy nhiên, từ năm 2012 tới năm 2020, hãng tiếp tục đưa ra các cải cách cho Model S và cũng có khá nhiều các biến thể khác nhau của chiếc xe ô tô này. Trong đó có thể kể tới Model S phiên bản Long Range Plus được giới thiệu vào tháng 6/2020. Phiên bản này của Model S có thể chạy quãng đường tối đa tới 647km cho mỗi lần sạc đầy. Model S cũng là chiếc ô tô đầu tiên được Tesla trang bị các tính năng tự lái với các phiên bản từ 9/2014.

Cụ thể, khi lựa chọn nâng cấp với gói tự lái, những chiếc Tesla Model S này sẽ được trang bị hàng loạt các cảm biến xung quanh xe, và cho phép phát hiện các biển báo, vạch kẻ đường, chướng ngại vật, các phương tiện...cùng hệ thống phần mềm cho phép người điều khiển được lựa chọn trạng thái "rảnh tay" và ô tô sẽ tự động vận hành.

Model S cũng dành danh hiệu cao quý nhất của một chiếc ô tô danh hiệu "xe hơi của năm" vượt qua tất cả các mẫu xe sang tới từ các thương hiệu như BMW, Audi...

Tính tới tháng 12/2018, đã có tổng cộng 263,504 chiếc Tesla Model S được bán ra trên khắp thế giới, và hiện vẫn duy trì doanh số từ 11,000 - 15,000 chiếc/tháng.

Sự trỗi dậy của Đế chế Tesla - Ảnh 8.

Tesla Model X (2015 - hiện tại)

Giá bán 85,000 USD

Được biết tới với cơ chế mở cửa cánh đại bàng đặc trưng,, Model X là một chiếc crossover hạng sang, nó chính thức được bán ra trên thị trường vào ngày 29/9/2015.

Điểm qua những con số ấn tượng của Model X:

- Tăng tốc từ 0-97km/h trong 2.9 giây

- Quãng đường tối đa khi sạc đầy 540km

- Tốc độ tối đa: 250km/h

Ngoài ra, Model X còn là chiếc xe lập kỷ lục Guiness cho hạng mục chiếc xe điện có lực kéo tốt nhất, khi kéo được chiếc Boeing 787-9 (khối lượng 130 tấn) trên quãng 300m. Và để tương quan so sánh, khối lượng của Model X dao động từ 2.3 tới 2.5 tấn.

Sự trỗi dậy của Đế chế Tesla - Ảnh 9.

Tesla Model 3 (2016 - hiện tại)

Là chiếc sedan 4 chỗ giá rẻ với mức giá từ 35,000 USD, và ngay lập tức đạt 180,000 đơn hàng đặt trước chỉ trong vòng 24h sau khi được giới thiệu vào ngày 31/3/2016

Cùng điểm qua những con số của Tesla Model 3

- Tăng tốc từ 0-97km/h trong 5.1 giây

- Tốc độ tối đa đạt 225km/h

- Quãng đường đi được khi sạc đầy pin: 423km đối với phiên bản tiêu chuẩn và 568km đối với phiên bản Long Range.

Tính tới tháng 12/2020, Model 3 đã bán được tổng cộng hơn 800,000 chiếc và trở thành chiếc xe điện bán chạy nhất mọi thời đại.

Sự trỗi dậy của Đế chế Tesla - Ảnh 10.

Tesla Roadster thế hệ 2 (2017 - hiện tại)

Được giới thiệu vào 16/11/2017, Roadster đã được đưa lại thị trường với phiên bản nâng cấp.

Những con số ấn tượng của mẫu xe này gồm:

- Khả năng tăng tốc từ 0-97km/h trong 1.9 giây

- Tốc độ tối đa đạt được là 402km/h

- Quãng đường đi được khi sạc đầy là 1013km

Tesla Roadster thế hệ thứ 2 còn sử dụng 3 động cơ với 1 cho bánh trước và mỗi bánh sau là một động cơ, do đó nó có khả năng tăng tốc cũng như tải trọng cực kỳ ấn tượng.

GIá bán cho model này là 200,000 USD

Sự trỗi dậy của Đế chế Tesla - Ảnh 11.

Tesla Model Y (2019 - hiện tại)

Được giới thiệu vào 3/2019, tới tận 13/3/2020 những chiếc Tesla Model Y đầu tiên mới được đưa tới tay khách hàng. Đây là một chiếc sedan 5 chỗ, tuy nhiên cũng có phiên bản 7 chỗ cho người sử dụng lựa chọn

Giá bán là 43,190 USD

- Khả năng tăng tốc từ 0-97km/trong 5.3 giây

- Tốc độ tối đa dạt 217km/h

- Quãng đường tối đa đạt được là 393km cho mỗi lần sạc đầy.

Và kết quả là Tesla đã bán được tổng cộng 499.550 xe trong năm 2020 vừa qua; trong đó, riêng quý 4 đạt doanh số kỷ lục 180.570 chiếc. Như vậy, doanh số năm 2020 của Tesla tăng trưởng 36% so với năm 2019, trong khi tổng sản lượng đạt 509.737 xe. Trong bối cảnh mà hầu hết các hãng ô tô trên thế giới đều lao đao do Covid-19 thì kết quả này của Tesla thực sự ấn tượng.

Báo cáo tài chính năm 2020 của Tesla cũng đã khẳng định năm 2020 là một năm thành công bất chấp tác động của đại dịch Covid-19 khi doanh thu tăng 28% lên 31,5 tỷ USD, lợi nhuận đạt 721 triệu USD. Đây cũng là năm đầu tiên Tesla có lãi. Trước đó, năm 2018, Tesla lỗ 862 triệu USD.

Sự trỗi dậy của Đế chế Tesla - Ảnh 12.

Phiên giao dịch ngày 1/7/2020 đánh dấu một sự kiện lịch sử của thị trường ô tô thế giới khi Tesla đánh bật cái tên cộm cán của làng ô tô là Toyota để trở thành nhà sản xuất ô tô có giá trị vốn hóa cao nhất thế giới, đạt mức xấp xỉ 206.5 tỷ USD. Và hiện tại, giá trị vốn hóa của Tesla đang bằng tổng giá trị của 12 hãng ô tô lớn nhất thế giới (chiếm 90% tổng doanh số) cộng lại.

Giá cổ phiếu của Tesla đã tăng hơn 700% (tức là gấp 8 lần) trong năm 2020 và được đưa vào danh sách S&P 500.

Kết thúc ngày 8/1/2021, giá trị thị trường của Tesla đã tăng lên tới 767 tỷ USD, vượt ông lớn Facebook để trở thành công ty có giá trị vốn hóa lớn thứ 5 ở Mỹ.

Sự trỗi dậy của Đế chế Tesla - Ảnh 13.

Tuy nhiên, có một nghịch lý là tỷ số P/E của Tesla đang ở mức 1674.2 – nghĩa là nếu lợi nhuận hàng năm của công ty không thay đổi, Tesla sẽ phải hoạt động trong hơn 1.600 năm mới đạt đến mức giá trị vốn hóa hiện tại. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư (trên sàn chứng khoán) nếu muốn được hưởng cổ tức từ Tesla sẽ cần chờ tới hàng ngàn năm.

Trên thực tế thì tính cho tới thời điểm hiện tại thì doanh thu từ việc bán ô tô điện vẫn chưa thấm tháp vào đâu so với khoản đầu tư khổng lồ mà Tesla "đốt" cho việc phát triển sản phẩm. Và nếu không dựa vào thu nhập từ việc bán tín dụng carbon thì có lẽ trong năm 2020 Tesla vẫn chưa thể thông báo có lãi.

Có nhiều nguyên nhân khiến cổ phiếu Tesla "hot" như vậy trên sàn chứng khoán: kỳ vọng về tương lai của xe điện, sự dễ dàng của các giao dịch chứng khoán trong thời đại dịch, và mức ảnh hưởng của tỷ phú Elon Musk...Tuy nhiên, về cốt lõi, tương lai của xe điện Tesla cực kỳ rộng mở.

Sự trỗi dậy của Đế chế Tesla - Ảnh 14.

Việc Mỹ nối lại Cam kết Paris về biến đổi khí hậu, cùng việc nhiều nước khẳng định giảm tới 50% khí thải carbon cho tới năm 2030 cho thấy những động thái cứng rắn về vấn đề môi trường. Điều này sẽ giúp ô tô Tesla có được con đường rộng mở hơn, và hiện tại Tesla rõ ràng là có đầy đủ tiềm lực để sản xuất hàng loạt ô tô điện, đặc biệt là các dòng xe giá rẻ như Model 3.

Không chỉ vậy, ngay từ năm 2014, Tesla đã tiến hành xây dựng nhà máy Gigafactory 1, tiếp đó là nhà máy Gigafactory 2 vào năm 2017 nhằm phục vụ mục đích sản xuất pin cho xe ô tô điện lẫn các tấm năng lượng mặt trời, cùng các sản phẩm năng lượng mặt trời khác cho thị trường. Đây cũng rõ ràng là một ngành sản xuất cực kỳ tiềm năng ở hiện tại và cả tương lai.

Việc làm chủ công nghệ tương lai chắc chắn sẽ khiến Tesla có được những vị trí khó đoán, và ngay ở hiện tại, tỷ lệ tăng trưởng của Tesla luôn duy trì ở mức 2 con số trong vài năm trở lại đây. Thậm chí Tesla cũng tự tin nói rằng trong những năm tới hãng sẽ đạt mức tăng trưởng hàng năm trên 50%.

Sự trỗi dậy của Đế chế Tesla - Ảnh 15.

Tuy nhiên, thị trường xe điện hiện tại không còn là độc quyền cho Tesla, hàng loạt các ông lớn như BMW, Mercedes, Audi... đều đã tung ra các dòng xe điện hạng sang của mình, đấy là chưa kể tới các hãng có mặt từ lâu trong mảng xe điện như Volkswagen, Nissan, Hyundai, Ford... Theo nghiên cứu, thị phần xe điện ở Mỹ của Tesla đã giảm từ 81% từ tháng 2/2020 xuống còn 69% vào tháng 2/2021. Dẫu vậy, với việc nhu cầu tăng lên chắc chắn cho tới năm 2030 - khi mà sự đoán sản lượng xe điện được tiêu thụ lên tới 20 triệu chiếc thì Tesla vẫn sẽ đứng đầu với việc chiếm 25-30% thị phần.

Ở tầm thế giới thì vị trí của Tesla càng mỏng manh, khi hãng chỉ chiếm 23% thị phần xe thuần chạy điện (BEV) trong năm 2020 theo báo cáo từ tờ EV Sales Blog, bám sau đó là SAIC với 11% và Volkswagen với 11%. Và với tiềm lực của hãng xe ô tô lớn, có lẽ vị trí của Tesla cũng sẽ sớm bị đe dọa.

Sự trỗi dậy của Đế chế Tesla - Ảnh 17.
Sự trỗi dậy của Đế chế Tesla - Ảnh 18.

Ô tô Tesla không bao giờ "ngủ"

Nếu bạn nghĩ rằng khi đậu một chiếc Tesla ở bãi gửi xe hay tại garage nhà mình và tắt động cơ là nó đã rơi vào trạng thái không hoạt động hoàn toàn, thì sự thật không phải như thế.

Tất cả các ô tô Tesla đều được thiết kế để duy trì hoạt động ở các chức năng phần mềm, điều này cho phép hệ thống có thể tự động cập nhật để vá lỗi phần mềm bất cứ lúc nào, do đó người dùng không cần phải lo lắng về phần mềm của máy trong suốt vòng đời sử dụng xe.

Sự trỗi dậy của Đế chế Tesla - Ảnh 19.

Tesla không chỉ sản xuất ô tô

Việc đổi tên thành Tesla, Inc. đã cho thấy việc Tesla khẳng định sự đa dạng hóa trong các sản phẩm của mình. Bên cạnh ô tô thì hãng cũng sản xuất tấm năng lượng mặt trời, pin dành cho ô tô,...

Ngoài ra, một mảng kinh doanh mang tới lợi nhuận 3.3 tỷ USD trong 5 năm gần đây của Tesla chính là "bán tín dụng". Tại 11 tiểu bang của Mỹ, các nhà sản xuất ô tô phải bán một tỷ lệ nhất định xe không phát khí thải vào năm 2025. Nếu không thể đạt được tỷ lệ đó, các nhà sản xuất ô tô sẽ phải mua các khoản tín dụng khí thải từ một nhà sản xuất ô tô khác đáp ứng vượt yêu cầu – chẳng hạn như Tesla, công ty chỉ bán ô tô điện.

Riêng trong năm 2020, Tesla nhận được khoản tín dụng 1.6 tỷ đô, trong khi doanh thu dòng từ việc bán sản phẩm chỉ là 721 triệu đô.

Sự trỗi dậy của Đế chế Tesla - Ảnh 20.

Tesla bán thêm gói "lố bịch" cho người mua xe

Một option mang tên Ludicrous - tạm dịch "lố bịch" - được bán ra với giá 3000 USD dành cho những người dùng Model S muốn nâng cấp chiếc xe của mình để đạt sức mạnh tốt hơn, mà cụ thể là khả năng tăng tốc từ 0-60 dặm/giờ chỉ trong 2.3 giây.

Sự trỗi dậy của Đế chế Tesla - Ảnh 21.

Cánh cửa đại bàng gây nhiều phiền toái

Mặc dù khá là ấn tượng và đẹp mắt nhưng cách thức mở cửa dạng cánh đại bàng đã gây ra không ít phiền toái cho cả nhà sản xuất lẫn người sử dụng.

Một báo cáo đã cho thấy một người sử dụng đã bị mắc kẹt trong chiếc Tesla Model X của ông ta vì vụ tai nạn khiến hệ thống điện bị ngưng cấp tới cánh cửa.

Tuy nhiên, người sử dụng cũng cần nắm được rằng ở phía dưới của hệ thống loa trên cạnh xe có một chốt để có thể mở cửa Tesla theo cách vật lý.

Sự trỗi dậy của Đế chế Tesla - Ảnh 22.

Supercharger không phải miễn phí

Chỉ các Model X hoặc Model S được sạc miễn phí tại hệ thống Suoer Charges của Tesla trên khắp nước Mỹ, nhưng các model giá rẻ hơn như Model 3 thì cần phải trả phí cho mỗi lần sạc.

Ngoài ra, những người dùng ở Việt Nam chẳng hạn, mà mua Model X hoặc Model S cũng không có trạm sạc SuperCharger, do đó đương nhiên họ phải tự sạc tại nhà.

Sự trỗi dậy của Đế chế Tesla - Ảnh 23.

Không tốn nhiều chi phí bảo dưỡng Tesla

Nhiều người nghĩ rằng với một chiếc xe đắt tiền như Tesla thì cần phải bảo dưỡng nhiều và chi phí cũng đắt đỏ. Tuy nhiên trên thực tế, ngoài cần gạt nước và lốp xe thì các bộ phận khác, ngay cả phanh xe cũng không cần phải bảo dưỡng định kỳ.

Sự trỗi dậy của Đế chế Tesla - Ảnh 24.

Tesla là những chiếc xe cực kỳ an toàn

Theo Bộ an toàn giao thông quốc gia Hoa Kỳ, thì Tesla Model S là một trong những chiếc xe an toàn nhất trên thị trường. Một minh chứng là một thiết bị hỗ trợ kiểm chứng trong cuộc kiểm tra đã bị vỡ khi va đập với xe Tesla.

Sự trỗi dậy của Đế chế Tesla - Ảnh 25.

Tesla Model 3 đáng lẽ có tên là "Model E"

Tuy nhiên, cái tên "Model E" trước đó đã được Ford đăng ký bản quyền thương hiệu, nên Tesla không thể lấy cái tên này. Trước đó, Elon Musk muốn quy luật đặt tên những chiếc xe của mình sẽ là "S E X Y" và việc bắt buộc đổi tên, nên hiện những chiếc xe của Tesla đang là "S III X Y"

Sự trỗi dậy của Đế chế Tesla - Ảnh 26.

Ý nghĩa logo Tesla

Logo của Tesla là một chữ "T" cách điệu, nó là hình dáng mặt cắt của một động cơ điện - thứ xuyên suốt các sản phẩm mà Tesla đưa tới thị trường. Đương nhiên, động cơ điện có nhiều hình dáng nhưng chữ T lại trùng với tên hãng Tesla.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại