Ở phần trước, chúng ta đã nói về những hiện vật bí ẩn tồn tại bên trong đường hầm và trong phần này, chúng ra sẽ cùng nhau giải ấp những bí mật tồn tại bên trong cái được gọi là "Đường hầm Nam Mỹ".
Trước hết, "Đường hầm Nam Mỹ" này tồn tại một cách khách quan, nó được đặt tên là Cueva de los Tayos, có nghĩa là "hang động của các loài chim dầu" trong tiếng Tây Ban Nha, nó nằm ở phía đông của dãy Andes, thuộc biên giới Morona-Santiago, Ecuador và Peru.
Những người thổ dân da đỏ Shua bản địa thường sử dụng thang dây và đuốc để đi vào hang động vào mỗi mùa xuân để săn những con chim non của loài cú dầu sống ở đây, do đó có tên như vậy. Bởi vì có những hang động được đặt tên tương tự gần đó, nó còn được gọi là "hang động cú dầu gần sông Coangos".
Các ghi chép sớm nhất về hang động này xuất hiện từ những năm 1860. Vì nằm ở nơi tập trung của người Shua nên bạn cần phải xin phép họ và phải trả một khoản tiền nhất định để được tiến vào trong hang động này.
Thổ dân da đỏ Shua bản địa.
Cú dầu.
Đường hầm này cách sông Santiago 2 km và sông Coangos 800 m, theo kết quả đo độ cao GPS năm 2008, nó nằm ở độ cao 539 mét so với mực nước biển. Cửa hang nằm trong lòng của một thung lũng khô, các loại đá ở khu vực này chủ yếu là đá vôi mỏng và đá phiến sét.
Lối đi chính dẫn vào hang là một đường hầm thẳng đứng được gọi là "ống khói" theo tiếng địa phương, lối vào rộng 2 mét, phần mở dài 15,6 mét và chiều sâu khoảng 63 mét. Bởi vật nhóm nghiên cứu chỉ có thể sử dụng dây thừng để đi xuống từ đường hầm thẳng đứng, và sau đó vào không gian rộng lớn bên trong.
Sau khi đi bộ 20 mét về phía đông, một đường hầm nhỏ thẳng đứng cao 5,6 mét xuất hiện, sau khi đi xuống phía dưới, bạn có thể đi vào nhóm đường hầm với tổng chiều dài 17,9 km (đoạn đã được kiểm chứng là khoảng 4,9 km).
János Juan Móricz (Juan Moritz) trong những năm 1960 đã đến Peru và sau đó là Ecuador để tìm kiếm mỏ vàng thay vì khảo cổ học và nghiên cứu nhân chủng học. Để đạt được mục tiêu này, ông đã tiến hành nghiên cứu kho lưu trữ mở rộng, tập trung vào việc nghiên cứu các mỏ cũ được thành lập dưới thời Đế chế Inca.
Ông đã phát hiện ra 7 mỏ vàng cũ của Đế chế Inca và thành lập căn cứ gần thị trấn Kambaraza. Người ta nói rằng ông đã khám phá "Đường hầm Nam Mỹ" lần đầu tiên vào năm 1965.
Năm 1968, Moritz viết một cuốn sách nhỏ "Nguồn gốc người Châu Âu đến từ Châu Mỹ", trong đó có một loạt các tuyên bố giả lịch sử về Âu - Mỹ và các mối liên hệ trước Columbus. Những người này bao gồm: người Sumer, người Hungary và người Iberia ban đầu đều đến từ Châu Mỹ, người Puruhá bản địa Ecuador, người Basques thuộc cùng "nhánh chủng tộc và ngôn ngữ" với người Hungary.
Trong cuốn sách này, Moritz cũng tuyên bố rằng tiếng Zafiki, một ngôn ngữ bản địa trong vùng, thực chất là tiếng "Hungary" nguyên thủy. Tuy nhiên, ông không cung cấp bất kỳ so sánh cũng như chứng minh ngôn ngữ nào, và ông bắt đầu suy luận một cách mơ hồ, vì vậy ông đã bị chỉ trích và thậm chí là chế nhạo bởi giới học thuật .
Ông cũng thừa nhận rằng sự tồn tại của lục địa Mu - một lục địa giả thuyết được cho là đã biến mất, nền văn minh Indus, nền văn minh Ai Cập và Hungary có chung tổ tiên nền văn minh, và bí mật nằm ở dãy núi Andes...
Vào tháng 7 năm 1969, Juan Moritz một lần nữa khám phá "Đường hầm Nam Mỹ" và tuyên bố đã phát hiện ra hàng đống vàng, các tác phẩm điêu khắc khác thường và một thư viện sách làm bằng kim loại dưới đáy hang động, đồng thời ông cũng tuyên bố đã được ủy quyền và công chứng bởi nhà nước Ecuador, nhưng trên thực tế, ngoài việc chứng minh rằng ông đã khám phá ra nó vào năm 1969, chính phủ Ecuador đã không giúp đỡ nhiều .
Nhà văn Thụy Sĩ Erich von Daniken đã đến thăm Moritz vào năm 1972. Ông đã quảng bá hang động này trong cuốn sách "Vàng của Chúa" xuất bản năm 1973. Người ta nói rằng những vật thể này nằm trong các đường hầm nhân tạo, được tạo ra bởi một nền văn minh đã mất với sự giúp đỡ của các sinh vật ngoài hành tinh. Và kiểu quan điểm này có thể được nhìn thấy trong "Cỗ xe của các vị thần" xuất bản năm 1968.
Bởi vì cuốn sách của Daniken đã gây ra những ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội, các nhà khoa học tại Bảo tàng Anh, dưới sự lãnh đạo của nhà thám hiểm người Scotland Stan Hall, đã tổ chức một chuyến thám hiểm kéo dài ba tuần đến "Đường hầm Nam Mỹ" vào năm 1976 để điều tra và cố gắng xác nhận những tuyên bố của Moritz.
Chuyến thám hiểm này có thể được coi là một trong những chuyến thám hiểm hang động lớn nhất và tốn kém nhất trong lịch sử với hơn 100 người tham gia, bao gồm các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, binh sĩ đến từ Vương quốc Anh và Ecuador, và một thành viên đoàn làm phim. Ngay cả Neil Armstrong, một cựu phi hành gia và người đầu tiên lên mặt trăng, cũng tham gia vào chuyến thám hiểm này.
Tám nhà thám hiểm hang động người Anh giàu kinh nghiệm nhất trong đoàn thám hiểm đã tiến hành một cuộc khảo sát đồng thời khám phá hang động một cách kỹ lưỡng và đưa ra một bản đồ hang động chi tiết.
Mặc dù một số đặc điểm vật lý của hang động gần như khớp với mô tả của Moritz, nhưng không có bằng chứng nào chứng minh cho những tuyên bố về những di vật kỳ lạ như trong cuốn sách của Daniken. Ngoài ra, nhóm thám hiểm còn phát hiện và đưa ra một số kết quả nghiên cứu về động vật, thực vật học và khảo cổ học.
Thế nhưng, Moritz cho rằng ông những điều mà các nhà nghiên cứu nước ngoài tuyên bố hoàn toàn không đáng tin tưởng, bởi vậy ông và các hướng dẫn viên bản địa đã miễn cưỡng tiết lộ "vị trí thực sự của hang động", thậm chí từ chối cung cấp bất kỳ bằng chứng vật lý và ảnh chụp sách kim loại nào. Ông cũng nói rằng nơi những nhà thám hiểm trên đã khám phá không thực sự là "Đường hầm Nam Mỹ".
Sau nhiều lần khám phá, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những con người lâu đời nhất sống trong "Đường hầm Nam Mỹ" có thể bắt nguồn từ thời kỳ đồ đá cũ (48.000 TCN-12.000 TCN) và nơi đây đã bảo vệ cư dân địa phương qua Kỷ băng hà. Khoảng 9.000 TCN, những người này đã rời khỏi hang động do khí hậu ấm lên. Bắt đầu di cư đến các vùng phía nam của Peru và bờ biển phía bắc của Chile.
Vào thời đại đồ đá mới, bắt đầu từ năm 3.000 trước Công nguyên, "Đường hầm Nam Mỹ" trở thành nơi sinh sống của một nền văn minh khác đã có thể làm đồ gốm. Đại học Munich đã chứng minh khẳng định này thông qua phương pháp giám định niên đại bằng carbon-14.
Vào khoảng năm 1.500 trước Công nguyên, những người Shua đầu tiên bắt đầu vào khu vực gần hang và sau đó hòa nhập với các dân tộc bản địa trong hang động. Có bằng chứng cho thấy người Shua đã sống ở "Đường hầm Nam Mỹ" từ năm 500 trước Công nguyên. Cho đến tận thế kỷ 20, người Shua vẫn tổ chức hoạt động săn bắn hàng năm tại nơi đây, họ nhìn vào hang động với sự kính trọng và tin rằng linh hồn của tổ tiên họ đã an nghỉ ở đó.
Trong một chuyến thăm dò vào năm 2012, nhà thám hiểm người Ba Lan Yoris Jarzynski đã dựa trên kết quả điều tra và xác định rằng hang động được hình thành tự nhiên chứ không phải nhân tạo.
Vào ngày 31 tháng 1 năm 2018, tập thứ sáu của mùa thứ tư của Expedition Unknown đã phát sóng một chương trình mang tên "Truy đuổi thư viện kim loại". Nhà thám hiểm Josh Gates và nhóm của ông với sự giúp đỡ của Aren và con gái của Stan Hall là Irene Hall, đã tiến vào trong hang động này và tất nhiên họ cũng không tìm thấy cái gọi là "sách vàng". Bởi vậy có thể nói những di vật và bí ẩn đã được nhắc trong phần trước của bài viết là hoàn toàn bịa đặt.
Còn về phía Cha Carlos Crespi Croci được đề cập trong phần trước thì hoàn toàn tồn tại. Cha Crespi sinh năm 1891 tại Ý. Sau khi theo học ngành nhân chủng học tại Đại học Milan, vào năm 1923, với tư cách là một linh mục, ông được bổ nhiệm đến Cuenca, một thị trấn nhỏ của Andean ở Ecuador, và chịu trách nhiệm về Nhà thờ Maria Ocilia Dora. Ông đã dành 59 năm còn lại của cuộc đời mình để làm từ thiện cho đến khi qua đời vào năm 1982.
Cha Crespi được biết đến với sự đa năng của mình - ông là một nhà giáo dục, nhà nhân chủng học, nhà thực vật học, nghệ sĩ, nhà thám hiểm, nhiếp ảnh gia và nhạc sĩ, ông cũng đã thực hiện rất nhiều công việc nhân đạo ở Ecuador, bao gồm việc thành lập trại trẻ mồ côi và các cơ sở giáo dục, cũng như giúp đỡ người nghèo.
Cho đến ngày nay, bức tượng ông giúp đỡ một đứa trẻ vẫn được dựng trên quảng trường trước nhà thờ Maria Osilia Dora, và những người già địa phương cũng rất quen thuộc với những việc làm của Cha Crespi. Với những nỗ lực không ngừng của thành phố Cuenca, Tòa thánh Vatican đã truy phong Cha Crespi lên hàng thánh.
Cha Crespi không chỉ giúp đỡ người dân Cuenca, mà còn cố gắng hiểu văn hóa và truyền thống của người dân bản địa để có thể giúp đỡ họ càng nhiều càng tốt. Khi Cha Crespi ở nhà thổ dân, ông thường chỉ trải một tấm chăn trên mặt đất và đi ngủ với quần áo của mình.
Chính vì sự cống hiến của Cha Crespi cho người dân bản địa mà các thổ dân nơi đây đã bắt đầu mang đến cho ông những món đồ thủ công như một lời cảm ơn. Những di tích văn hóa này đến từ mọi nơi của Ecuador và thậm chí ở nước ngoài, bao gồm hầu hết các tác phẩm của văn hóa bản địa của Ecuador.
Tất nhiên, số lượng lớn đĩa khắc kim loại được đề cập trong bài viết trước đó thực tế là bản chạm khắc hiện đại hoặc bản sao của các di tích văn hóa cổ đại sau khi chuyên gia nghiên cứu, nhưng Crespi luôn tỏ ra biết ơn người dân bản địa và không quan tâm đến giá trị của các món quà.
Crespi không đưa tiền cho những gia đình nghèo mà không có lý do, đối với ông, đây có thể là một cách làm nhục họ, vì vậy ông bắt đầu chấp nhận đổi tiền lấy những món quà đó. Vì vậy, ngày càng có nhiều người đến cửa với những tấm kim loại kỳ dị, vị linh mục cũng hiểu rằng những tấm kim loại này là hàng giả, nhưng cũng ông không ngăn cản những người dân bản địa cần tiền buôn bán hàng giả để lấy thứ mà họ muốn nhận được.
Theo thời gian, các "di vật giả" khác nhau của ông đã vượt quá 50.000 mảnh, và hầu hết chúng được cất giữ trong sân của Nhà thờ Maria Osilia Dora trước khi Tòa thánh Vatican cho phép ông xây dựng một viện bảo tàng để lưu trữ chúng.
Thật không may, một trận hỏa hoạn vào năm 1962 đã phá hủy gần hết "bộ sưu tập" của ông. Sau cái chết của Cha Crespi, những bộ sưu tập này của ông đã được chuyển đi và nơi cất giữ chúng cho tới nay vẫn còn là một bí ẩn. Một số tin rằng chúng được lưu giữ trong kho lưu trữ dưới tầng hầm của Nhà thờ Maria Ocilia Dora. Một số tin rằng chúng đã được gửi đến Vatican hoặc Bán cho Vatican.