Sự thật về đám mây trắng "kỳ lạ" đang lơ lửng trên bề mặt sao Hỏa

H.D |

Nhiều người đặt dấu chấm hỏi khi trông thấy hình ảnh đám mây trắng lạ kỳ đang lơ lửng trên bề mặt sao Hỏa.

Theo tờ Science alert, những hình ảnh mới đây do vệ tinh Mars Express từ sao Hỏa gửi về đã cho thấy khu vực gần đường xích đạo của hành tinh Đỏ, ngay phía trên dãy núi lửa là một dải mây màu trắng đục đang lơ lửng hết sức kỳ lạ.

Hình ảnh được chụp tại khu vực núi lửa Arsia Mons. Đám khói trải dài tới 1.500km, lơ lửng di chuyển đủ lâu để vệ tinh của trái đất có thể nhận ra nó.

Mới nhìn, trông nó giống như đám khói tạo ra do các hoạt động của núi lửa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu ESA sao Hỏa đã không có bất kỳ ngọn núi lửa nào hoạt động trong hàng triệu năm qua và không có khả năng Arsia Mons đột nhiên thức giấc.

ESA giải thích rằng đây là hiện tượng được các nhà khí tượng học gọi là "mây đỉnh núi".

Trên bề mặt sao Hỏa có tồn tại nước dạng lỏng và trong không khí cũng có một phần hơi nước. Các đám mây tại Arsia Mons thực chất là vẫn thường xuyên xuất hiện ở phần lớn thời gian trong năm, đặc biệt là vào các tháng trước khi mùa đông tại Bắc Bán Cầu.

Tuy nhiên cứ cách vài năm, tính theo thời gian từ trái đất, sao Hỏa lại đạt đủ điều kiện để đám mây này trở nên cực kỳ nổi bật.

Trên thực tế, vệ tinh Mars Express đã từng bắt gặp những hình ảnh tương tự vào năm 2009, 2012 và 2015. Với chu kỳ 3 năm/lần, năm 2018 chính là thời điểm đám mây này xuất hiện.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại