Sự thật tréo ngoe không phải ai cũng biết: Càng gần Tết cha mẹ tôi càng cãi nhau nhiều, nguyên nhân sâu xa khiến người ta giật mình

NGUYỆT AN TT |

"Từ nhỏ đến lớn, mỗi dịp Tết đến cha mẹ tôi đều cãi vã hoặc chiến tranh lạnh với nhau, càng về già càng cãi nhau mạnh." - Tâm sự của một thanh niên Trung Quốc đã nhận được rất nhiều sự đồng cảm từ cộng đồng mạng nước này.

Sáng nay, cha mẹ chồng tôi lại cãi nhau. Bà hỏi ông: "Quần áo đã giặt xong phơi xong chưa?" Ông trả lời, đột nhiên hơi lớn giọng: "Làm xong cả rồi!" Bà giật mình, tức giận mắng ông.

Cũng may, ông có hơi giận 1 chút nhưng vờ như không để ý đến vợ, một mình trở về phòng. Mấy ngày gần đây, họ luôn như vậy, mỗi ngày đều to tiếng với nhau mấy lần. Chồng tôi - Đại Vệ - nói rằng, bởi vì nghỉ Tết về nhà mà cha mẹ cứ cãi nhau như vậy, ngồi nửa ngày đã muốn bỏ nhà ra đi.

Sự thật tréo ngoe không phải ai cũng biết: Càng gần Tết cha mẹ tôi càng cãi nhau nhiều, nguyên nhân sâu xa khiến người ta giật mình - Ảnh 1.

Hình minh họa

Tôi lên mạng tìm kiếm với từ khóa Vì sao cứ đến Tết cha mẹ luôn cãi nhau, và hóa ra nhiều người cũng lâm vào tình cảnh như tôi.

"Từ nhỏ đến lớn, mỗi dịp Tết đến cha mẹ tôi đều cãi vã hoặc chiến tranh lạnh với nhau, càng về già càng cãi nhau mạnh. Ném đồ đạc, lật bàn, tuyệt thực... đều vì những chuyện nhỏ nhặt lông gà vỏ tỏi." - Cư dân mạng A chia sẻ.

Cư dân mạng B nói: "Tôi năm nay 30 tuổi rồi, hai người họ chiều nay mới cãi nhau xong, tôi từ lâu đã không muốn khuyên giải rồi, không có một cái Tết nào tử tế, tôi bây giờ rất ghét về quê ăn Tết. Tôi nói với cha mẹ, hễ họ cãi nhau là tôi sẽ bắt tàu hỏa trở về Bắc Kinh (Trung Quốc) ngay tức khắc. Đúng vậy, là "trở về Bắc Kinh" chứ không phải "đi Bắc Kinh", đối với tôi, Bắc Kinh mới thực sự là nơi để trở về."

Vậy vì sao rất nhiều bậc phụ huynh cứ đến Tết lại cãi nhau?

Sự thật tréo ngoe không phải ai cũng biết: Càng gần Tết cha mẹ tôi càng cãi nhau nhiều, nguyên nhân sâu xa khiến người ta giật mình - Ảnh 2.

Hình minh họa

Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc là ngày cả gia đình đoàn tụ, cũng là những ngày áp lực như núi, bởi vì trong cuộc sống có rất nhiều việc khiến người ta phải lo lắng.

Người trẻ tuổi tha hương lo lắng mua vé máy bay, vé tàu hỏa về quê, các đôi vợ chồng lo lắng "năm nay về ăn tết ở bên nội hay bên ngoại", dẫn đến tranh luận quyết liệt. Sau khi về nhà rồi, còn phải đối mặt với họ hàng thân thích chặn đường hỏi han, soi mói, người độc thân bị giục kết hôn, bị bắt đi xem mắt, kết hôn rồi thì bị giục đẻ, đẻ rồi thì giục đẻ đứa thứ 2...

Còn với thế hệ cha mẹ chúng ta, áp lực của họ chung quy lại có mấy nguyên nhân như sau:

Phải làm nhiều việc lặt vặt

Sự thật tréo ngoe không phải ai cũng biết: Càng gần Tết cha mẹ tôi càng cãi nhau nhiều, nguyên nhân sâu xa khiến người ta giật mình - Ảnh 3.

Hình minh họa

Theo truyền thống ở Trung Quốc, năm hết Tết đến, những người phụ nữ sẽ tiến hành tổng vệ sinh nhà cửa, lau cửa sổ, lau sàn nhà, rửa bàn ghế, dọn dẹp nhà bếp, nhà vệ sinh... Trong khi đó, đàn ông ở nhà hoặc là không giúp đỡ hoặc là giúp đỡ quá ít hoặc làm không đạt tiêu chuẩn phụ nữ đề ra. Phụ nữ làm quá nhiều việc sẽ có cảm giác mệt mỏi, nhìn cánh đàn ông bỗng dưng thấy không vừa mắt, dễ khắc khẩu với nhau.

Trừ vệ sinh nhà cửa, các bà các mẹ còn phải chuẩn bị đồ Tết, quà tặng, nấu những món ăn đặc trưng của Tết mà thường rất phức tạp, ngon thì rất ngon nhưng hao phí quá nhiều công sức. Trong quá trình lao động miệt mài ấy, nếu gặp sự cố như làm hỏng đồ đạc, làm sai thao tác, có thể bị mọi người chỉ trích, khiến các bà các mẹ có cảm giác suy sụp, họ không tiện tức giận với người khác, bèn trút tức giận lên đầu các ông chồng cũng là điều dễ hiểu.

Khách khứa qua lại

Sự thật tréo ngoe không phải ai cũng biết: Càng gần Tết cha mẹ tôi càng cãi nhau nhiều, nguyên nhân sâu xa khiến người ta giật mình - Ảnh 4.

Hình minh họa

Tết đến, họ hàng thân thích phải đến chúc Tết lẫn nhau, còn phải tặng quà, tiện thể nhờ vả, những việc này đều khiến người ta cảm thấy áp lực.

Đi chúc Tết nhà ai trước, mời ai đến nhà trước, mời khách ăn gì uống gì, tặng quà gì mới thích hợp, mừng tuổi bao nhiêu tiền... có rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng đắc tội họ hàng, hoặc chính mình quà cáp biếu xén không tốt, sẽ khiến gia đình mất mặt.

Thân thích còn có thói quen hỏi han so bì nhau, con nhà ai làm ở công ty lớn, con nhà ai buôn bán phát đạt, con nhà ai mua nhà mua xe ở Bắc Kinh, con gái nhà ai gả được cho nhà giàu... Nếu cha mẹ cảm thấy con cái mình không bằng con nhà người ta sẽ dần dần cảm thấy áp lực.

Áp lực kinh tế

Sự thật tréo ngoe không phải ai cũng biết: Càng gần Tết cha mẹ tôi càng cãi nhau nhiều, nguyên nhân sâu xa khiến người ta giật mình - Ảnh 5.

Hình minh họa

Tết đến gần, ai ai cũng mua hàng Tết, vừa mời khách tiệc rượu, vừa mua quà cho người thân và các mối quan hệ xã giao, mua nọ sắm kia, sửa soạn cho bản thân... số tiền phải bỏ ra không hề nhỏ.

Có người lên mạng than thở, 7 ngày Tết đã tiêu phí mất hơn 10 nghìn tệ (gần 35 triệu đồng). Năm mới đè nặng kinh tế lên từng người, xử lý không nổi áp lực này, cảm xúc của ai cũng diễn biến theo chiều hướng xấu đi, rất dễ phát sinh mâu thuẫn dẫn đến cãi vã.

Mỗi lần Tết đến, chắc hẳn không ít người sẽ cảm thán: "Tết càng ngày càng chán, không vui như khi ta còn nhỏ!", nhưng thực ra giá trị của Tết vẫn vẹn nguyên, chỉ có chúng ta là thay đổi mà thôi.

Nguồn: Thepaper


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại