Có khoảng 1200 - 1800 con cá heo và cá voi nhỏ bị giết trong suốt mùa săn kéo dài từ đầu tháng 9 năm trước tới cuối tháng 3 năm sau tại đảo Taiji, phía nam Nhật Bản .
Vịnh Taiji được biết đến với mệnh danh là "lò sát sinh", nơi đây không biết đã giết bao nhiêu con cá heo hàng năm.
Đây là một thị trấn nhỏ nằm cách Tokyo 248 dặm về phía Tây. Thị trấn này chỉ rộng 5.6 km2 nhưng nổi tiếng vì kĩ thuật đánh bắt cá heo truyền thống từ thế kỷ 17.
Quá trình giết hại tàn nhẫn
Ngư dân Taiji săn cá heo bằng cách sử dụng những chiếc xuồng máy để dồn chúng vào trong vịnh. Khi phát hiện ra đàn cá heo, họ sẽ gõ các mạnh vào các ống thép được ngâm chìm trong nước.
Đây là cách họ tạo nên những “bức tường âm thanh”, làm nhiễu loạn sóng định vị của cá heo và khiến chúng trở nên hoảng loạn và mất phương hướng.
Mỗi chuyến đi săn cá heo có thể kéo dài tới hơn tám tiếng đồng hồ. Sau khi cá đã đi vào trong vịnh, lối thoát duy nhất của chúng sẽ bị chặn bằng lưới.
Người ta không giết cá heo ngay khi ấy mà thường để chúng bình tĩnh qua một đêm, trước khi đưa những người mua tới xem xét.
Sau khi tách riêng những con cá heo được chọn, lần lượt từng con cá heo sẽ bị lôi lên khỏi mặt nước và bị cắt cổ trước khi chuyển về các lò mổ.
Có những con cá heo khác không bị giết thì sẽ bị bán cho các công viên nước, những khu giải trí và viện hải dương học.
Nhiều con bị các ngư dân dùng xiên sắt đâm liên tục hoặc bị chân vịt của các thuyền máy chạy vòng quanh cắt rách da.
Những con cá heo khác bị dìm dưới nước cho đến chết. Đôi khi họ lại dùng một cây sắt có đầu nhọn đâm mạnh vào lưng nhằm khiến loài động vật có vú bị gẫy xương sống.
Kể từ khi các nhà hoạt động tung những bằng chứng bao gồm cả hình ảnh và video mà họ thu được ra trước công luận, những người săn cá heo đã hành đồng một cách kín đáo hơn, họ dùng bạt để che chắn xác cá trước các ống kính và việc xẻ thịt được tiến hành trong các khu nhà được quây kín.
Tại lò mổ, thịt cá heo sẽ được pha thái và phân phối tới người tiêu dùng qua hệ thống siêu thị ở Nhật Bản, món thịt này cũng xuất hiện trong khẩu phần ăn ở trường của lũ trẻ.
Một con cá heo bị vây bắt.
Ngư dân dùng lưới lùa cá heo vào bờ.
Siết chặt vòng vây để quây bắt cá heo.
Nhiều con cá heo quá căng thẳng sau khi bị bắt đã tự sát.
Một số con cá heo sẽ bị bắt đem đi bán.
Những con cá heo khác thì bị giết tại chỗ để lấy thịt.
Hình ảnh về những con cá heo cố gắng vùng vẫy thoát thân đầy tuyệt vọng trong khi từng lớp lưới cứ siết chặt, biển nước bỗng chốc nhuộm đỏ bởi máu khiến người xem không phải rợn người.
Cảnh giết cá heo đẫm máu này diễn ra đều đặn mỗi năm.
Máu của cá heo, loài động vật có vú nổi tiếng thân thiện và tình cảm với con người này nhuộm đỏ cả vịnh, khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng, kinh hãi.
Ước tính cứ mỗi con cá heo bị bắt và được huấn luyện để làm xiếc thì có 4 con khác đã bị giết thịt. Ngư dân Nhật bán thịt cá heo với giá khoảng 16 USD/kg (tương đương gần 340.000 đồng).
Họ cho rằng cá heo là một loài gây hại bởi chúng làm giảm lượng cá tại Thái Bình Dương nên việc giết hại là điều tất yếu.
Cuộc sống của những con cá heo “đủ chuẩn”, không bị giết thịt cũng chẳng phải dễ dàng. Áp lực từ đợt vây bắt, vận chuyển và bị giam giữ trong một bồn nhỏ khiến tuổi thọ của chúng giảm mạnh.
Theo các chuyên gia môi trường, trong khi những con tự nhiên sống được 60 – 70 năm, những con bị bắt thường sống không quá 8 năm. Một số con quá căng thẳng vì bị vây bắt thậm chí đã tự sát.
Những con cá héo bị giết chết chất đầy chết thuyền, dòng nước nhuộm đỏ máu tươi.
Những con cá héo vùng vẫy trong sự tuyệt vọng và bất lực.
Kết quả sau những lần giết hại cá heo là vùng nước đỏ ngầu tanh mùi máu.
Tranh luận gay gắt không hồi kết
Chính phủ và ngư dân đất nước Nhật Bản cho rằng hoạt động săn giết cá heo như trên chỉ là một hoạt động văn hóa trong khi cộng đồng quốc tế cực lực phản đối bởi sự tàn ác của nó.
Trong những năm qua, hàng loạt cuộc biểu tình quy mô lớn đã được tổ chức tại đây.
Vào tháng 8/2014, Samuel Hung tới từ Hiệp hội Bảo vệ Cá heo tại Hong Kong đã thu thập bản kiến nghị với 4.000 chữ ký và gửi tới Lãnh sự quán Nhật Bản để yêu cầu các ngư dân chấm dứt hoạt động giết cá heo.
Tuy nhiên, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ dư luận, các nhà hoạt động môi trường hay những lời cảnh báo của giới khoa học về hàm lượng thủy ngân và các độc tố khác cao bên trong thịt cá heo, những ngư dân nơi đây vẫn tiếp tục giết chúng.
Theo họ, thịt cá heo vừa có thể cung cấp thức ăn vừa đem lại nguồn lợi kinh tế lớn.
“Chúng tôi cảm thấy thất vọng khôn tả. Năm nay, các ngư dân vẫn nấp sau những tấm bạt và thực hiện phương thức tàn bạo của họ”, Zoe Ng, một người vận động bảo vệ quyền động vật tại địa phương, nói.
Hình ảnh này khiến bất cứ ai cũng cảm thấy xót xa và phẫn nộ.
Bất chấp sự phản đối từ nhiều phía, người dân Nhật Bản vẫn duy trì hoạt động giết cá heo hàng năm.
Thịt cá heo được sử dụng nhiều ở Nhật Bản.