Sự thật phũ phàng về điều hòa trên ô tô và cách dùng hiệu quả

Minh Ngọc |

Sự thật phũ phàng về điều hòa trên ô tô và cách dùng hiệu quả

Các kỹ sư tại Trung tâm kiểm tra tự động Consumer Reports có một số mẹo hữu ích để giúp bạn làm mát xe nhanh hơn trong khi đốt cháy ít nhiên liệu hơn.

1. Đừng bật Pre-Cool

Điều hòa trên ô tô hoạt động tốt hơn nhiều khi xe đang chạy, bởi vì động cơ quay càng nhanh, máy nén hệ thống điều hòa chạy càng nhanh, cho phép hệ thống làm mát hiệu quả hơn.

Đừng lãng phí thời gian và gas khi bật điều hòa trước khi lái xe. Khi bật điều hòa trong khi xe chưa khởi động, ắc quy phải hoạt động để chạy quạt gió, lâu dài sẽ làm giảm tuổi thọ của ắc quy.

Sự thật phũ phàng về điều hòa trên ô tô và cách dùng hiệu quả - Ảnh 1.

Thay vì bật điều hòa quá sớm, trước khi lăn bánh, hãy bật quạt gió (không bật điều hòa) để đẩy hết khí nóng còn lưu lại bên trong hệ thống. Điều này vừa giúp làm mát nhanh lại giúp tránh một số bệnh do nhựa bị nung ở nhiệt độ cao. Ảnh: Consumer Reports

Nếu trong xe thực sự nóng, hãy bật quạt khi bắt đầu lái xe, mở các cửa sổ sau trong khoảng 10-20 giây. Điều này buộc tất cả không khí nóng ra khỏi cabin.

Đừng mở cửa sổ trước. Điều đó sẽ khiến không khí ở phía sau cabin nóng lên, không thoát ra ngoài được và hấp hơi.

2. Để nhiệt độ thấp

Đặt ở nhiệt độ thấp nhất và điều chỉnh quạt sẽ giúp cho điều hòa trên ô tô hoạt động hiệu quả hơn, giúp không khí đỡ khô hơn, và thực sự có thể tiết kiệm một ít nhiên liệu.

Sự thật phũ phàng về điều hòa trên ô tô và cách dùng hiệu quả - Ảnh 2.

Nên để nhiệt độ thấp, nhưng cũng không nên chỉnh mức làm lạnh cao nhất ngay sau khi bật điều hòa, vì sẽ khiến dàn lạnh hoạt động quá sức. Ảnh: CarGurus

Tại sao lại như vậy? Trong hệ thống điều hòa điển hình, không khí được làm mát tới 20-26 độ C. Nếu bạn đặt mức nhiệt độ cao hơn, bạn buộc hệ thống phải làm nóng không khí, điều này sẽ tốn nhiều nhiên liệu hơn.

3. Không sử dụng chế độ lấy gió trong (recirculation mode)

Nếu có hành khách ở ghế sau, hãy tắt chế độ lấy gió trong (recirculation mode). Chế độ này lấy không khí từ phía trước của cabin, hút không khí có sẵn trong xe để tiến hành quy trình làm lạnh (hoặc làm nóng). Vì vậy, mặc dù những người ngồi trước có thể mát mẻ, nhưng không khí phía sau lại bức bí và nóng.

Sự thật phũ phàng về điều hòa trên ô tô và cách dùng hiệu quả - Ảnh 3.

Nếu có người ngồi ghế sau, hãy tắt chế độ lấy gió trong (recirculation mode). Ảnh: Best Life

4. Tắt chế độ Stop/Start

Nếu bạn đã có một chiếc xe có hệ thống Stop/Start tự động thì hãy tắt nó đi. Tính năng này giúp tiết kiệm nhiên liệu, nhưng nó cũng khiến điều hòa trên ô tô không hoạt động khi tắt động cơ. Trong thời tiết rất nóng, bạn có thể nhận thấy thiếu không khí mát rất nhanh, đặc biệt nếu bạn bị kẹt trong dòng tắc nghẽn giao thông dài dằng dặc, hầu như không thể di chuyển.

Sự thật phũ phàng về điều hòa trên ô tô và cách dùng hiệu quả - Ảnh 4.

Nên tắt chế độ Stop/Start. Ảnh: EAC Telford

5. Đảm bảo lưới lọc sạch sẽ

Nếu có thời gian, hãy kiểm tra lưới lọc điều hòa trên ô tô và đảm bảo nó sạch sẽ. Lưới lọc bẩn ngăn chặn luồng không khí tối ưu. Trong những chiếc xe mới, lưới lọc tương đối dễ kiểm tra. Nếu bạn thấy nhiều bụi bẩn tích tụ trên đó, đã đến lúc thay đổi.

Bạn có thể tiết kiệm tiền nếu tự thay lưới lọc. Trong nhiều chiếc xe hiện đại, bạn dễ dàng tiếp cận lưới lọc nằm phía sau hộp ghế phụ (glove compartment).

Sự thật phũ phàng về điều hòa trên ô tô và cách dùng hiệu quả - Ảnh 5.

Điều hòa có sạch thì xe mới mát. Ảnh: Mafra

Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Trong một số phương tiện, chẳng hạn như Honda Pilot thế hệ đầu tiên, toàn bộ táp lô phải được gỡ bỏ, bạn mới có thể chạm vào lưới lọc. Và đó không phải công việc của người yếu tim.

Mẹo nhỏ bên lề: Nếu bạn có hệ thống điều hòa tự động (ACC), việc giảm nhiệt độ sẽ không giúp không khí trong cabin mát nhanh hơn. Hầu hết hệ thống sẽ tự động thực hiện những việc như điều chỉnh quạt và nhiệt độ. Vì thế, bạn chỉ cần bật, đặt chế độ và quên hết mọi sự đi!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại