Khuôn mặt giống như một chiếc đèn lồng được NASA Sun và Space đăng lên Twitter vào tháng 10/2022 không phải là một nụ cười ngây thơ. Nó được gọi là "lỗ vành nhật hoa", có thể được nhìn thấy trong các hình ảnh chụp bằng tia cực tím.
Theo Giáo sư vật lý Brian Keating của Đại học California (Mỹ), “lỗ vành nhật hoa” này là chùm tia gió Mặt Trời tích điện, “có thể gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng cho bầu khí quyển Trái Đất”. Ông cho biết, trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Washington Post rằng, mắt và miệng của “nụ cười” là những mảng ngoài cùng của một ngôi sao đã nguội đi vài trăm độ.
“Lỗ vành nhật hoa” này là chùm tia gió Mặt Trời tích điện, có thể tác động tiêu cực đến bầu khí quyển Trái Đất.
Vậy một vài luồng khí đã nguội và “loãng” có ảnh hưởng như nào đối với Trái Đất? Khi các luồng gió thổi vào bầu khí quyển của hành tinh chúng ta, chúng có thể tạo ra hiện tượng cực quang tuyệt đẹp, nhưng đồng thời có khả năng gây nhiễu viễn thông vô cùng.
Theo GS Keating, sẽ cần một lượng đáng kể các hạt tích điện của Mặt Trời để đến được Trái Đất, nhưng với mức độ tiếp xúc đủ lớn, chúng có thể có thể làm gián đoạn sóng truyền hình, đài phát thanh và các hình thức liên lạc khác. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, vụ nổ gió Mặt Trời có thể tác động đến lưới điện và gây mất điện.
Cơn bão Mặt Trời nghiêm trọng bị “trì hoãn quá lâu”
Những hiện tượng nhân hóa như vậy của Mặt Trời cũng đã có từ nhiều năm nay. Vào năm 2014, Đài quan sát Động lực học Mặt Trời của NASA chụp được hình ảnh Mặt Trời tạo thành hình một chiếc đèn lồng và đặt tên cho nó là “Mặt Trời bí ngô”. Nhà Giáo sư vật lý chia sẻ với tờ The Post rằng mặc dù các hiện tượng như vậy vẫn diễn ra đều đặn, cơn bão lỗ vành nhật hoa (hoặc địa từ) đã bị “trì hoãn quá lâu”.
Năm 1859, một sự kiện địa từ mạnh bắt nguồn từ Mặt Trời, được gọi là “Sự kiện Carrington”, đã đốt cháy nhiều trạm điện báo. Những cơn bão như vậy có thể xảy ra thường xuyên, nhưng như Keating đã nói, Trái Đất đã “né được tất cả những viên đạn từ trường này trong một thời gian dài”.
Hiện tượng “Mặt Trời mỉm cười” sẽ gây ra một số vấn đề hệ thống đối với Trái Đất như mất điện toàn bộ, sập lưới, hư hỏng tàu vũ trụ, mất điện vô tuyến trong nhiều ngày, điều hướng vệ tinh bị gián đoạn.
Do sự phụ thuộc của chúng ta vào truyền thông công nghệ, một vụ nổ lỗ vành nhật hoa lớn có thể dẫn đến một số hậu quả nặng nề. Trên thang điểm 5 về mức độ nghiêm trọng, Trung tâm Dự báo Thời tiết Không gian của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) xếp hạng “Mặt Trời mỉm cười” ở mức G1 (theo thước đo thời tiết không gian NOAA). Trong khi đó, cơn bão địa từ lớn được xếp hạng G5.
Hiện tượng này sẽ gây ra một số vấn đề hệ thống: Mất điện toàn bộ, sập lưới, hư hỏng tàu vũ trụ, mất điện vô tuyến trong nhiều ngày, điều hướng vệ tinh bị gián đoạn và cực quang có thể nhìn thấy ở khoảng cách xa (theo NOAA). Dự đoán của NOAA về tần suất bão G5 là 4 cơn bão mỗi 11 năm. Đây là một điều đáng lo ngại, vị Giáo sư của đại học California đã giải thích rằng Trái Đất đã gặp may trong nhiều thế kỷ nhưng khi chúng ta hết may mắn, "điều đó sẽ thực sự đáng sợ và hậu quả có thể bi thảm hơn nhiều".