Sự thật đằng sau video đười ươi bắt chước con người rửa tay trong đại dịch COVID-19

ZKNIGHT |

Mặc dù chưa có bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể lây từ người sang các loài linh trưởng lớn như tinh tinh, vượn, bonobo, khỉ đột và đười ươi, các chuyên gia cho biết tình huống này cũng không thể loại trừ.Chia sẻ rất nhiều dữ liệu di truyền giống với con người, các loài linh trưởng lớn

Giữa đại dịch COVID-19 đang hoành hành tại Mỹ, một trung tâm chăm sóc động vật linh trưởng ở nước này đã đăng tải một video thú vị trên Youtube, cho thấy một con đười ươi đang rửa tay với xà phòng.

"Sandra (tên của con đười ươi) đang rửa tay của cô ấy", tiêu đề của video cho biết. "Cô ấy chắc chắn đã chà tay của mình trong hơn 20 giây. Làm tốt lắm Sandra".

Con đười ươi có tên là Sandra thích rửa tay

Trong khi đúng là đoạn video được đăng tải trên tài khoản Youtube của Center For Great Apes, Hoa Kỳ, một số tài khoản mạng xã hội khác đã sao chép nó lên kênh của mình vào ngày cá tháng tư.

Họ còn thêm vào nội dung ám chỉ Sandra đã học được thói quen rửa tay trong đại dịch COVID-19, bởi cô ấy nhìn thấy nhân viên chăm sóc mình liên tục làm vậy.

Nhưng giống như bất cứ thứ gì bạn đọc được vào ngày 1/4, đó không phải là sự thật.

Bản thân đoạn video không thể là giả mạo, cho thấy Sandra đang rửa tay của cô ấy cùng một số đồ chơi. Nhưng đó là một thói quen từ lâu của cô đười ươi này, chứ không phải thực hành y tế mà một con đười ươi có thể học được trong đại dịch COVID-19.

Sự thật đằng sau video đười ươi bắt chước con người rửa tay trong đại dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Video Sandra rửa tay được đăng tải lần đầu trên Facebook của Center For Great Apes vào ngày 12 tháng 11 năm 2019, trước khi COVID-19 tấn công nước Mỹ. Nội dung được chia sẻ khi đó cho thấy:

"Sandra thích vầy nước mỗi ngày, và cô ấy thực sự thích rửa đồ - những đồ chơi của cô ấy, cọ rửa xung quanh và rửa cả đôi tay của mình. Sandra thích dọn dẹp".

Center For Great Apes chỉ đăng lại đoạn video này trên Youtube của mình vào ngày 14 tháng 3, giữa thời điểm đại dịch COVID-19 đang tấn công mạnh vào nước Mỹ, để khuyến khích mọi người rửa tay thường xuyên.

Nội dung video cho biết Sandra đã bắt chước những người chăm sóc ở trung tâm khi thấy họ rửa tay từ lâu, không có bằng chứng nào cho thấy cô đười ươi này hiểu được những gì đang xảy ra trong đại dịch COVID-19.

Động vật linh trưởng có khả năng bị nhiễm COVID-19 không?

Ngày 24 tháng 3, một nhóm 25 nhà khoa học đã đăng một bức thư trên tạp chí Naute kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo vệ các loài động vật linh trưởng trước đại dịch COVID-19.

Họ muốn các công viên và vườn thú trên khắp thế giới tạm dừng hoạt động tham quan động vật linh trưởng, giảm số người chăm sóc những động vật này trong môi trường nuôi nhốt, và đảm bảo họ cũng phải tuân thủ các quy định vệ sinh của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên.

Sự thật đằng sau video đười ươi bắt chước con người rửa tay trong đại dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Mặc dù chưa có bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể lây từ người sang các loài linh trưởng lớn như tinh tinh, vượn, bonobo, khỉ đột và đười ươi, các chuyên gia cho biết tình huống này cũng không thể loại trừ.

Chia sẻ rất nhiều dữ liệu di truyền giống với con người, các loài linh trưởng lớn trước đây cũng bị mắc một số virus lây nhiễm trên người như rhovirus C.

Năm 2016, một quần thể tinh tinh hoang dã ở Uganda đã bị nhiễm virus này từ con người. Mặc dù trên người rhovirus C chỉ gây cảm thường, nhưng trên tinh tinh, nó đã gây bệnh nặng và giết chết 5 trong số 56 con tinh tinh nhiễm bệnh.

"Các mầm bệnh nhẹ ở người khi truyền sang động vật linh trưởng thường khiến chúng bị bệnh từ trung bình cho đến nghiêm trọng", các nhà khoa học viết.

Năm 2016, một đợt bùng phát virus OC43, cũng là một chủng virus corona, họ hàng với SARS-CoV-2 đã giết chết 9 trong số 33 con tinh tinh ở Côte d’Ivoire, Tây Phi. Những con tinh tinh nhiễm bệnh cũng có triệu chứng ho và hắt hơi giống với con người.

Ebola cũng là một ví dụ khác cho thấy động vật linh trưởng và con người có thể chia sẻ chung các mầm bệnh nguy hiểm. Nghiên cứu cho thấy khi lây nhiễm trên khỉ đột, Ebola thậm chí còn trở nên nguy hiểm hơn. Các thợ săn đã tìm thấy xác những con khỉ đột chết trong rừng vì Ebola. Nó giết chất gần như tất cả những con khỉ đột bị nhiễm bệnh, với tỷ lệ tử vong lên tới 95%.

"Ở người, virus SARS CoV-2 có khả năng lây nhiễm cao và có thể tồn tại trong môi trường tới vài ngày. Đó là cơ sở để chúng ta đưa những loài vượn lớn vào nhóm dễ bị tổn thương và phòng ngừa giúp chúng khỏi bị nhiễm bệnh", Julian Refisch, một điều phối viên Chương trình Hợp tác Sinh tồn của Liên Hợp Quốc cho biết.

"Cả người và vượn lớn đều dễ mắc bệnh truyền nhiễm; và lây những mầm bệnh của con người sang cho chúng đều có thể dẫn đến những mất mát thảm khốc trong quần thể vượn lớn".

Nó cũng có thể gây ra những thiệt hại kinh tế và du lịch. Các hoạt động tham quan động vật linh trưởng đang đem lại sinh kế cho nhiều người, tổ chức, cộng đồng địa phương và cả các quốc gia. Nó cũng giúp chúng ta có quỹ để quay lại bảo tồn chính các loài động vật này.

Do vậy, các nhà khoa học đề nghị, ngoài việc bảo vệ chính bản thân mình, chúng ta cũng phải quan tâm đến những loài động vật họ hàng gần gũi với mình như tinh tinh, vượn, bonobo, khỉ đột và đười ươi.

Nếu virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm sang quần thể động vật linh trưởng lớn, COVID-19 có thể tàn phá dân số của chúng, khiến chúng phải mất hàng trăm năm mới có thể phục hồi lại.

Sự thật đằng sau video đười ươi bắt chước con người rửa tay trong đại dịch COVID-19 - Ảnh 5.

Tham khảo Unenvironment, Medicalnewstoday, Snopes

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại