Yongey Mingyur Rinpoche là một tu sĩ theo đạo Phật ở Tây Tạng, người đã theo đạo sư Tulku Urgyen Rinpoche tu tập từ khi mới 9 tuổi. Ông đã thực hành thiền định trong nhiều năm kể từ khi 9 tuổi.
Một nhóm các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi Richard Davidson, nhà tâm lý học tại Đại học Wisconsin-Madison, đã quét não của Yongey Mingyur Rinpoche trong hơn 14 năm qua (khi ông 27 tuổi) và so sánh nó với kết quả của 105 người lớn cùng độ tuổi. Những người này được theo dõi và kiểm soát liên tục, để các nhà nghiên cứu biết được lão hóa não bình thường trông như thế nào. Bởi theo nhiều nghiên cứu trước đây, thiền về mặt khoa học đã được chứng minh rằng nó "thực sự thay đổi não bộ", nhưng Davidson muốn có những bằng chứng cụ thể hơn, ví dụ như các bản quét não, thông qua sự hỗ trợ của vị tu sĩ này.
Richard Davidson (trái) và tu sĩ Yongey Mingyur Rinpoche.
Nhóm nghiên cứu đặc biệt chú ý đến chất xám của não bộ. Vì chất xám là thứ suy giảm khi não bị lão hóa. Quá trình lão hóa não có thể được đo bằng cách phân tích sự chuyển đổi cấu trúc của chất xám bằng phương pháp gọi là Brain Age Gap Estimate (BrainAGE), thông qua việc sử dụng máy học.
Công nghệ này đã được dùng để phân tích kết quả chụp cộng hưởng từ MRI của vị tu sĩ bốn lần trong 14 năm. Và trong lần quét não gần nhất, lúc Yongey Mingyur Rinpoche đã 41 tuổi, kết quả cho thấy não ông trẻ hơn 8 tuổi so với tuổi thật. Nó một cách đơn giản, các hình ảnh cho thấy đây dường như là não bộ của một người chỉ mới 33 tuổi.
"Đó là một khám phá lớn rằng bộ não của tu sĩ này, người đã thiền trong hơn 60.000 giờ, chậm lão hóa hơn so với bộ não khác", Davidson nói. Dưới đây là hình ảnh về bộ não của Yongey Mingyur Rinpoche mà Davidson và cộng sự đã quét lại bằng MRI trong nhiều năm qua.
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng bộ não của vị tu sĩ đã già đi một cách chậm chạp, trong khi ngược lại, nó trưởng thành một cách nhanh chóng. Theo Davidson, có một vùng trong não đóng vai trò quan trọng trong việc tự kiểm soát và phần đó phát triển vào giữa đến cuối những năm 20.
"Không rõ sự phát triển của vùng não đối với sự tự kiểm soát sẽ có ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, người ta tin rằng thiền thúc đẩy sự tự kiểm soát, do đó cũng gợi ý rằng sự trưởng thành có thể nhanh hơn", Davidson nói.
Nhóm nghiên cứu của Davidson và cộng sự vẫn đang điều tra xem bộ não của vị tu sĩ Tây tạng này còn trẻ do thiền định hay chế độ ăn uống lành mạnh, bằng cách điều tra những người sống trong một môi trường tương tự như Yongei Mingale Rinpoche.
"Căng thẳng không chỉ có tác động tâm lý mà còn gây lão hóa tế bào", Kiran Rajneesh, nhà thần kinh học tại Trung tâm y tế Wexner, Đại học bang Ohio, nói. "Đó là lý do tại sao thiền là hợp lý về mặt sinh học". Chuyên gia này cũng đồng ý với suy đoán của Davidson rằng thiền là tốt cho sức khỏe của bộ não.
"Có lẽ vài phút thiền định và sống chậm lại, thậm chí trong một khoảng thời gian, có khả năng sẽ mang lại nhiều lợi ích", ông nói thêm.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều để tìm hiểu. Nghiên cứu trường hợp này chỉ kiểm tra trên một thiền giả. Vẫn còn là một bí ẩn về việc cần bao nhiêu thời gian thiền trước khi những thay đổi chất xám này diễn ra, theo Davidson.
Tu sĩ Yongey Mingyur Rinpoche.
Hơn nữa, cuộc sống của vị tu sĩ này cũng là độc nhất. Từ năm 12 tuổi, ông đã chính thức trở thành hóa thân thứ bảy của Yongey Mingyur Rinpoche. Từ khi còn là thiếu niên, ông trở thành một bậc thầy về tĩnh tâm, chịu trách nhiệm hướng dẫn các tu sĩ cao cấp thông qua những rắc rối của thực hành thiền định Phật giáo trong thời gian ba năm. Ông sau đó tiếp tục sống một cuộc đời với nhiều thành tựu, viết sách, tham gia vào các nghiên cứu để giúp các nhà khoa học tìm hiểu thêm về thiền và trí não.
Nghiên cứu trên đã được công bố trực tuyến vào ngày 26/2 trên tạp chí Neurocase.
Tham khảo livescience