Sự thật bất ngờ phía sau tuyên bố của Tổng thống Trump rút Mỹ ra khỏi WHO

Minh Đức |

Sau khi tuyên bố dừng tài trợ và cắt đứt quan hệ với Tổ chức Y tế Thế giới, chính quyền Donald Trump đã làm gì để hiện thực hoá điều đó?

Trang The Hill đăng tải, thông báo của Tổng thống Donald Trump rằng Mỹ sẽ rời khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn chưa dẫn tới bất kỳ hành động chính thức nào từ Washington. Các cơ quan và tổ chức của Mỹ vẫn đang triển khai các quan hệ hợp tác với WHO.

Sau khi chỉ trích WHO không thể bắt Trung Quốc chịu trách nhiệm về sự bùng phát của virus corona mới, tháng trước ông Trump tuyên bố Mỹ sẽ dừng tài trợ và không còn là một thành viên của tổ chức y tế.

"Bởi vì họ thất bại trong việc thực hiện các cải cách cần thiết và được yêu cầu, ngày hôm nay chúng tôi sẽ hủy bỏ quan hệ với WHO và chuyển những nguồn tài trợ kia cho các nhu cầu y tế công khẩn cấp khác xứng đáng hơn trên thế giới", ông Trump nói hôm 29/5.

Tuy nhiên, hai tháng sau đó, Washington vẫn chưa có một động thái chính thức nào để hiện thực hóa thông báo của ông Trump. Một phát ngôn viên của WHO nói với The Hill rằng, họ vẫn chưa nhận được lưu ý về việc rời đi từ nước Mỹ.

Theo các quan chức cấp cao của WHO, tổ chức tiếp tục các quan hệ hợp tác với nhiều cơ quan của Mỹ như Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật (CDC) và Viện Y tế Quốc gia (NIH).

"Chúng tôi làm việc với các đồng nghiệp tại Mỹ như CDC, NIH và các cơ quan khác trên toàn đất nước trong một loạt các mạng lưới đa dạng và nhiều loại nền tảng khác nhau kể từ khi đại dịch nổ ra và vẫn sẽ làm vậy", mà Maria Van Kerhove, một nhân viên Mỹ chuyên giám sát các phản ứng kỹ thuật của WHO trước đại dịch COVID-19, cho hay.

Còn ông Mike Ryan, một lãnh đạo của chương trình khẩn cấp thuộc WHO nói, ông vẫn hợp tác với các đồng nghiệp Mỹ ở các lĩnh vực khác, bao gồm dịch bệnh virus Ebola mới bùng phát ở Cộng hòa Dân chủ Congo.

"Chúng tôi dựa rất nhiều vào các đồng nghiệp và tổ chức ở Mỹ như CDC, NIH và hàng trăm trung tâm hợp tác khác trên khắp nước Mỹ", ông Ryan chia sẻ hôm 8/6 trong một cuộc họp báo. "Chúng tôi sẽ tiếp tục làm vậy cho tới khi nhận được chỉ thị hoặc thông báo mới".

Trong khi đó, hôm 10/6, Tổng thư ký WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, ông đã liên lạc với Bộ trưởng Dịch vụ Y tế và Con người Mỹ Alex Azar về dịch bệnh Ebola mới bùng phát ở Congo.

"Chúng tôi đã có một cuộc thảo luận rất tốt với Bộ trưởng Azar vào tuần trước và ông ấy trấn an tôi rằng, Mỹ sẽ tiếp tục cam kết hỗ trợ trong cuộc chiến chống lại Ebola", ông Tedros nói với báo giới.

Một phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia từ chối bình luận trực tiếp về mối quan hệ giữa Mỹ và WHO.

"Quyết định của Tổng thống Trump hủy bỏ tài trợ cho WHO đang chờ một báo cáo toàn diện về sự quản lý kém cỏi của tổ chức trong đại dịch virus corona nhưng nó không hề làm suy giảm sự lãnh đạo của Mỹ trong các vấn đề y tế toàn cầu, bao gồm cả đại dịch COVID-19 hiện tại", phát ngôn viên John Ullyot viết trong một email.

"Mỹ là nhà tài trợ y tế thế giới lớn nhất và người dân Mỹ vẫn kéo dài di sản hào phóng của mình trong cuộc chiến toàn cầu chống lại COVID-19", ông Ullyot giải thích. "Nước Mỹ đã cam kết cung cấp10,2 tỷ USD cho các phản ứng toàn cầu trước COVID-19. Cùng lúc, chúng tôi tiếp tục đảm bảo rằng, ngân sách thiết yếu và những nỗ lực khoa học của Mỹ trên lĩnh vực này là một phần trọng tâm và được điều phối trong những cố gắng toàn cầu đối phó với COVID-19".

Một quan chức cấp cao cáo buộc WHO đã giúp Trung Quốc "che giấu các thông tin vì virus".

"WHO không thể thực hiện sứ mệnh của mình một cách đáng tin cậy cho tới khi nó cải cách và yêu cầu sự minh bạch và trách nhiệm giải trình toàn bộ từ Trung Quốc và các nước thành viên", quan chức Mỹ nhấn mạnh.

COVID-19 bắt đầu bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm ngoái. Mặc dù WHO công khai khen ngợi phản ứng của Trung Quốc trước đại dịch, các quan chức cấp tại Geneva cũng tỏ ra tức giận khi Trung Quốc không cung cấp thông tin kịp thời. Hãng tin AP đã thu thập được những đoạn ghi âm trong các cuộc họp nội bộ của WHO, trong đó Van Kerkhove, Ryan và quan chức cấp cao của WHO tại Trung Quốc đã lên kế hoạch làm sao có thể gây áp lực lên chính phủ Trung Quốc.

Ông Ryan đã so sánh phản ứng của Trung Quốc với một nỗ lực tương tự để che giấu thông tin về dịch bênh SARS năm 2002. "Đây chính xác là một kịch bản giống nhau, liên tục cố gắng để nhận được cập nhật từ Trung Quốc về những gì đang diễn ra", ông Ryan nói trong một đoạn ghi âm.

Tuy nhiên, tuần trước khi được hỏi về đoạn ghi âm, ông Ryan lại từ chối xác nhận.

The Hill nhận định, các diễn biến trên chứng minh số lựa chọn ít ỏi mà một tổ chức quốc tế như WHO có thể có, nhất là khi họ không thể đưa ra các lệnh trừng phạt hoặc cấm vận. Tuy nhiên tại Trung Quốc, ưu tiên của WHO là duy trì năng lực giám sát quốc gia châu Á nhằm phát hiện ra các mầm bệnh mới, chứ không phải là những nỗ lực để kêu gọi chính phủ nước này công khai thông tin.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại