Sự sụp đổ của Toshiba: Từ gã khổng lồ điện tử hàng đầu nước Nhật, phải rời bỏ thị trường laptop và bán mình cho hàng loạt đối thủ

Mai Phương |

Tập đoàn này đã chấm dứt hoạt động kinh doanh máy tính xách tay của họ!

Toshiba là một trong những công ty điện tử hàng đầu của Nhật Bản. Tuy vậy, hiện nay, do biến động của nền kinh tế toàn cầu, họ đang phải vật lộn để tồn tại. Trong nhiều thập kỷ, Toshiba là một thương hiệu nổi tiếng về việc cung cấp các sản phẩm, thiết bị điện tử gia dụng và máy tính xách tay. Gần đây, công ty này đã bất ngờ quyết định rời khỏi thị trường máy tính xách tay và bán những cổ phần còn lại của mình cho hãng Sharp.

Công ty đã lâm vào tình trạng khó khăn trong một thời gian dài và dần dần lụi tàn trên thị trường. Cùng với đó, các công ty như Sony, Hitachi, Olympus và các công ty công nghệ Nhật Bản khác cũng dần rơi vào tình trạng này. Sự giúp đỡ từ chính phủ Nhật Bản hay những công ty đối tác trong ngành cũng không thể giúp họ cải thiện tình hình. Tất cả những điều này xảy ra chỉ trong 10 năm. Chỉ trong một thập kỷ, Toshiba, từ vị trí là một nhà sản xuất công nghệ tiên tiến trở thành một công ty không tạo ra được thêm bất kỳ sản phẩm gì mới và hữu ích.

Nhìn lại lịch sử ra đời của Toshiba.

Sự sụp đổ của Toshiba: Từ gã khổng lồ điện tử hàng đầu nước Nhật, phải rời bỏ thị trường laptop và bán mình cho hàng loạt đối thủ - Ảnh 1.

Tập đoàn Toshiba được thành lập vào năm 1939, với tên gọi Tokyo Shibaura Denki K.K. (Công ty TNHH Tokyo Shibaura Electric). Công ty được thành lập với sự hợp nhất giữa Tokyo Denki và Shibaura Seisaku-sho.

Shibaura Seisaku-sho được thành lập vào năm 1875 và Tokyo Denki được thành lập vào năm 1890. Tokyo Shibaura Denki là công ty được thành lập lần đầu tiên sau khi sáp nhập, và cuối cùng đổi tên thành Toshiba Corporation vào năm 1978.

Công ty Tanaka Seisakusho

Công ty này được thành lập vào tháng 7 năm 1875 bởi Tanaka Hisashige, một trong những kỹ sư tài giỏi nhất tại thời điểm đó. Tanaka Seisakusho trở thành công ty Nhật Bản đầu tiên sản xuất thiết bị điện báo. Sau đó, công ty tiếp tục sản xuất thiết bị chuyển mạch và thiết bị liên lạc điện tử khác. Công ty sau đó được thừa kế bởi con trai nuôi của Tanaka Hisashige, và về sau trở thành một nửa của công ty Toshiba ngày nay.

Công ty Shibaura Seisaku-sho

Đây là tên gọi mới của Tanaka Seisakusho sau khi công ty này thông báo mất khả năng thanh toán vào năm 1893, và được Ngân hàng Mitsui tiếp quản.

Công ty sau đó đã ký một thỏa thuận với công ty General Electronics (GE) của Hoa Kỳ vào năm 1910, để đổi lấy công nghệ do GE cung cấp. Đổi lại, công ty Shibaura Seisaku-sho sẽ chia 1/4 cổ phần của họ cho GE. GE cũng đầu tư vào Tokyo Denki theo cách tương tự. Sau đó, vào năm 1939, cả hai công ty này đã hợp nhất để thành lập Tokyo Shibaura Denki (Công ty Điện lực Tokyo Shibaura, nay là Toshiba).

Cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, các mối quan hệ hợp tác ngày càng trở nên khó khăn hơn nhưng thỏa thuận của họ với GE vẫn còn nguyên vẹn. Tuy vậy, sự liên kết này đã được nối lại vào năm 1953 và General Electronics đã nắm giữ 24% cổ phần trong công ty. Kể từ đó, cổ phần của các công ty này đã giảm đi phần lớn.

Hakunetsusha (Tokyo Denki)

Shōichi Miyoshi và Fujioka Ichisuke, 2 trong số những nhà tiên phong trong lĩnh vực công nghiệp của Nhật Bản, đã thành lập công ty Hakunetsusha trong những năm 1890. Công ty này tập trung vào việc bán bóng đèn được làm từ sợi tre.

Sau khi những hiệp ước bất bình đẳng được thành lập, mối quan hệ thương mại giữa Nhật Bản với phương Tây được thông qua, công ty đã gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ hàng nhập khẩu. Chất lượng của bóng đèn sợi tre không những kém hơn hàng nhập khẩu mà còn có giá thành cao hơn 60% so với bóng đèn nhập khẩu chất lượng cao. Mặc dù công ty này vẫn may mắn còn tồn tại sau Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất và Chiến tranh Nga-Nhật, tuy nhiên tình trạng kinh tế của công ty đã xuống dốc đáng kể.

Năm 1905, công ty đã liên kết với General Electric của Mỹ, đổi tên thành Tokyo Denki. Công ty GE của Mỹ đã giúp đỡ người Nhật cả về công nghệ và tài chính. Đổi lại, họ sở hữu 51% cổ phần của Tokyo Denki. Công ty GE cũng mang đến cho Tokyo Denki một phó chủ tịch và cả công nghệ sản xuất bóng đèn vượt trội của họ. Dưới nhãn hiệu của GE, Tokyo Denki bắt đầu sản xuất và bán sản phẩm của mình.

Năm 1939, Tokyo Denki đã ký một thỏa thuận với Shibaura Seisakusho, cả hai hợp nhất tạo ra Tokyo Shibaura Denki (Tokyo Shibaura Electric Company, nay là tập đoàn Toshiba).

Sự sụp đổ của Toshiba: Từ gã khổng lồ điện tử hàng đầu nước Nhật, phải rời bỏ thị trường laptop và bán mình cho hàng loạt đối thủ - Ảnh 2.

Từ sản xuất bóng đèn đến sản xuất và cung cấp máy tính xách tay.

Kể từ khi thành lập, công ty đã vươn lên dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ và đổi mới trong nhiều lĩnh vực. Năm 1921, Công ty Điện lực Tokyo đã phát minh ra bóng đèn hai cuộn dây. Đặc điểm này vẫn có thể được tìm thấy ở hầu hết các bóng đèn sợi đốt. Họ đã cơ giới hóa việc sản xuất máy ảnh, tivi, điều hòa không khí và thậm chí cả thiết bị xử lý thư, hầu như không có sản phẩm nào trong ngành mà công ty này không tham gia. Công ty đã thúc đẩy việc sản xuất các sản phẩm công nghệ tiên tiến hơn

Kể từ khi thành lập, công ty đã phát triển rất nhanh bằng cách liên tục cải tạo, đổi mới và tham gia vào các công ty khác. Trong những năm 1940 và 1950, công ty chủ yếu tập trung vào việc mua lại các công ty công nghiệp và kỹ thuật. Sau chiến tranh, công ty bắt đầu đầu tư vào nhiều công nghệ mới và hiện đại, mang lại sự đa năng cho công ty. Vào những năm 1960, công ty đã mở rộng thêm sang các lĩnh vực mới như Toshiba Music. Trong những năm 1970, họ đã thành lập tập đoàn Toshiba International Corporation. Sau đó, vào năm 1974, họ đã thành lập thêm Toshiba Electronic Equipments và Toshiba Chemical. Và vào năm 1989, họ thành lập thêm Toshiba Lighting và Technology Corporation.

Trong những năm 1980 và 1990, chính phủ Nhật Bản đã cung cấp các khoản vay và trợ cấp giá rẻ để làm cho công nghệ của nước nhà phát triển mạnh mẽ, giúp các công ty Nhật Bản có thể mang lại lợi nhuận. Trong thời gian này, Toshiba đã trở nên nổi bật trong ngành và tìm thấy con đường đem lại vận may cho họ.

Năm 1985, Toshiba đã bắt đầu sản xuất T1100, sản phẩm máy tính xách tay đầu tiên của công ty. Đây là loại máy tính xách tay tương thích IBM đầu tiên trên thế giới. Tương thích với IBM có nghĩa là máy tính xách tay mang cấu hình IBM của máy tính để bàn. IBM sau đó đã đi đầu trong công nghệ và đi đầu trong việc đổi mới các bộ phận này.

Dự án này được dẫn dắt bởi Atsutoshi Nishida. Theo một số báo cáo, Atsutoshi Nishida chỉ được cấp phép để tiếp tục dự án sau khi 10.000 sản phẩm đầu tiên được bán hết trên thị trường. Đây là một con số lớn đối với một sản phẩm mới chưa được thử nghiệm trên thị trường. Tuy vậy, 10.000 chiếc máy tính xách tay đã nhanh chóng được mua hết. Điều này đã mở đường cho chiếc máy tính xách tay hiện đại đầu tiên được cung cấp đến thị trường, giúp cho công ty trở nên nổi tiếng hơn.

Sau một vài năm, công ty đã ghi thêm dấu ấn của mình bằng cách phát minh ra một loại công nghệ mới khác. Lần này Toshiba đã tạo ra ổ đĩa flash NAND. Đây là thành phần quan trọng của tất cả các phần cứng hiện đại. Chúng là một phần thiết yếu của RAM và các thiết bị lưu trữ. Đây là loại chip lưu trữ dữ liệu đầu tiên có thể giữ lại bộ nhớ mà không cần nguồn điện. Người tạo ra nó là một kỹ sư tên Fujio Masuoka.

Mặc dù không nhận được nhiều phần thưởng cho sự sáng tạo của mình, nhưng Toshiba đã thu được lợi nhuận khổng lồ. Con chip này đã được sử dụng trong máy ảnh kỹ thuật số, máy nghe nhạc mp3, điện thoại thông minh và ổ đĩa flash USB. Theo báo cáo tháng 4 năm 2019, Toshiba đã chiếm thị phần lên đến 18% trong thị trường ổ đĩa flash NAND. Họ chỉ đứng sau Samsung, công ty có thị phần là 35%.

Trong suốt những năm 1990 và đầu những năm 2000, Toshiba đã trở thành một công ty lớn trong ngành công nghiệp sản xuất máy tính xách tay. Theo báo cáo, trong năm 2007, công ty này chịu trách nhiệm về 17,8% tổng doanh số bán máy tính tại các cửa hàng bán lẻ ở Mỹ. Trong thời gian này, công ty cũng giữ vị trí dẫn đầu trong việc trở thành công ty hàng đầu trên thị trường ổ đĩa flash NAND.

Sự sụp đổ của Toshiba: Từ gã khổng lồ điện tử hàng đầu nước Nhật, phải rời bỏ thị trường laptop và bán mình cho hàng loạt đối thủ - Ảnh 3.

Làn sóng cạnh tranh ngày càng gia tăng và sự ra đời của Internet

Vào khoảng thời gian những năm 2000, Internet đã bắt đầu có mặt. Trong giai đoạn này, doanh số từ việc bán máy tính và những sản phẩm khác tăng mạnh. Không chỉ những chuyên gia và những người am hiểu về công nghệ, mà nhiều người bình thường cũng cảm thấy rất hứng thú và bắt đầu mua những sản phẩm này để sử dụng.

Cùng thời điểm, làn sóng cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng gia tăng nhiều hơn. Nhiều công ty cấp thấp như Acer và Asus đã có cơ hội bán máy tính xách tay và các sản phẩm điện tử khác. Ngay sau đó là sự xuất hiện của các thương hiệu đến từ Trung Quốc, với mức giá thấp hơn, như Lenovo,...

Mỗi năm trôi qua, công nghệ từ các nước ngày càng phát triển hơn. Máy tính xách tay không còn là một trong những sản phẩm tiên tiến nhất. Nó trở nên bình thường giống như những sản phẩm công nghệ khác. Điều này khiến khách hàng quay lại lựa chọn những thương hiệu có giá rẻ hơn, mà vẫn có thể cung cấp tất cả các tính năng cần thiết mà họ cần. Điều này đã khiến các thương hiệu như Toshiba dần bị lu mờ trên thị trường.

Cuộc suy thoái kinh tế năm 2008 ảnh hưởng nặng nề đến công ty. Các báo cáo sau đó đã chỉ ra rằng, Toshiba đã thu hẹp 80% quy mô sản xuất từ năm 2007 đến năm 2015. Năm 2015, Toshiba cũng bắt đầu thuê nhân công sản xuất TV bên ngoài, các sản phẩm của công ty đã bị rút khỏi các thị trường ngoài Nhật Bản. TV Toshiba được sản xuất bởi Compal cho Hoa Kỳ, hoặc bởi Vestel và các nhà sản xuất khác trên thị trường Châu Âu. Công ty đã giải thể một nhà máy sản xuất ở Ai Cập và bán bớt một nhà máy ở Indonesia.

Theo một nghiên cứu từ công ty cung cấp dữ liệu IDC, Toshiba đã nắm giữ 20% thị trường PC vào năm 1996, và vào năm 2016 thị phần của nó giảm xuống chỉ còn 5%.

Vụ bê bối ở bộ phận kế toán.

Tháng 5 năm 2015, Toshiba báo cáo rằng họ đang điều tra một vụ bê bối ở bộ phận kế toán. Giám đốc điều hành, Hisao Tanaka, người đã từ chức vào ngày 21 tháng 7 năm 2015 nói rằng đây là sự kiện bê bối gây tổn hại nhất cho thương hiệu của chúng tôi trong lịch sử 140 năm của công ty.

8 quan chức cấp cao khác và hai CEO tiền nhiệm cũng đã từ chức. Chủ tịch Masashi Muromachi được bổ nhiệm vị trí Giám đốc điều hành.

Một bản báo cáo dài 334 trang đã được cung cấp sau khi hoàn thành cuộc điều tra. Để làm hài lòng các cổ đông, CEO Atsutoshi Nishida (người đã chế tạo ra T1100), đã làm giả sổ sách tài chính. Những mục tiêu mà anh ta đặt ra là viển vông và không thể tưởng tượng được. Chính vì không thể đạt được con số mục tiêu của mình lần này, Atsutoshi Nishida đã bắt đầu khai gian sổ sách và khuyến khích cấp dưới của mình làm điều tương tự.

Sau báo cáo, công ty đã bị loại khỏi danh sách các công ty chứng khoán Tokyo tốt nhất tại Nhật Bản. Tháng 9 năm đó, cổ phiếu của công ty giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2 năm rưỡi qua.

Tháng 10 năm 2015, công ty đã bán mảng kinh doanh cảm biến hình ảnh cho Sony.

Vụ bê bối này đã làm nổi bật lên những vấn đề hiện có trong nội bộ của công ty. Cấp dưới sợ đưa những thông tin không tốt đến người quản lý của họ, điều này khiến họ không thể đổi mới và phát triển công ty trong thời điểm khó khăn nhất. Công ty đã phải xoay sở để tìm kiếm thêm 300 tỷ yên (2,5 tỷ USD), và chính nó đã đẩy khoản nợ của công ty lên đến hơn 1000 tỷ yên (khoảng 8,3 tỷ USD).

Vào giữa năm 2016, Toshiba còn phải đối mặt với một vấn đề khác khi phải thu hồi 100.000 chiếc máy tính xách tay vì bị quá nhiệt do pin bị lỗi. Pin của những sản phẩm này được sản xuất bởi Panasonic.

Vào tháng 12 năm 2016, Cannon đã mua lại tập đoàn Hệ thống Y tế của Toshiba. Tập đoàn Midea Group của Trung Quốc cũng đã mua lại 80,1% cổ phần của công ty sản xuất và cung cấp hàng gia dụng của Toshiba.

Sự sụp đổ của Toshiba: Từ gã khổng lồ điện tử hàng đầu nước Nhật, phải rời bỏ thị trường laptop và bán mình cho hàng loạt đối thủ - Ảnh 4.

Sự phá sản của Westinghouse và các vấn đề sau này

Năm 2006, Toshiba đã mua lại Westinghouse, nhà xây dựng các cơ sở hạt nhân có trụ sở tại Hoa Kỳ. Thỏa thuận được ký với giá trị đạt 5,4 tỷ USD. Đây là một thị trường mới mà Toshiba đầu tư vào, thị trường này còn được dự đoán sẽ phát triển trong thập kỷ tới. Năm 2005, nhiều quốc gia đã bắt đầu đầu tư và ký các cam kết về lĩnh vực điện hạt nhân. Mỹ đã đi đầu và công bố các khoản bảo lãnh cho vay, thuế sản xuất và các ưu đãi khác để thu hút các công ty liên kết.

Trận sóng thần năm 2011 đã gây ra sự cố thảm khốc cho nhà máy Fukushima Daiichi của Nhật Bản. Điều này đã khiến Nhật Bản ngừng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng hạt nhân và đóng cửa tất cả các lò phản ứng hạt nhân. Ngay sau đó các nước khác đã làm theo.

Công ty Chicago Bridge & Iron, một công ty đã ký hợp đồng với Westinghouse để xây dựng 4 trong số các lò phản ứng hạt nhân, đã sớm đóng cửa và được bán lại cho Westinghouse. Lý do là vì, công ty này cần phải thoát khỏi các dự án lớn và liên tục bị trì hoãn. Westinghouse sau đó phát hiện ra rằng, các dự án này có giá trị lớn hơn rất nhiều so với những gì họ tưởng tượng. Điều này khiến họ nợ nần chồng chất và sau đó họ phải nộp đơn xin phá sản. Vào tháng 12 năm 2016, ban lãnh đạo của Toshiba cũng đã tham gia một cuộc họp báo khẩn cấp để báo cáo những tổn thất mới phát hiện của họ tại Westinghouse. Điều này cũng đưa Toshiba đến bờ vực phá sản.

Vào tháng 1 năm 2017, Toshiba đã nghĩ đến việc đổi mới bộ phận sản xuất chip NAND thành một công ty riêng biệt để cứu mình khỏi bờ vực phá sản. Vào tháng 2 năm đó, họ đã báo cáo một khoản lỗ lên đến 390 tỷ yên (3,4 tỷ USD). Chủ yếu phát sinh từ một công ty con của họ, hiện đang liên kết xây dựng các công trình hạt nhân với Westinghouse, có trụ sở tại Mỹ. Tổng vốn hóa của họ bị giảm khoảng 712 tỷ yên (6,3 tỷ USD). Ngày 14 tháng 2 năm 2017, công ty này đã trì hoãn báo cáo tài chính và chủ tịch công ty, Shigenori Shiga (cựu chủ tịch của Westinghouse) đã từ chức.

Nguyên nhân chủ yếu là do sự chậm trễ trong xây dựng và chi phí xây dựng tại các tổ máy Vogtle 3 và 4 ở Waynesboro, Georgia, và tổ máy VC Summer 2 và 3 ở các nhà máy hạt nhân Nam Carolina. Vào ngày 29 tháng 3 năm 2017, Westinghouse đã nộp đơn phá sản.

Vào tháng 6 năm 2018, Sharp đã mua lại 80% cổ phần của công ty trong Giải pháp Khách hàng (PC) với giá 36 triệu USD. Cuối năm 2019, nó được đặt tên là Dynabook, với mong muốn kết hợp công nghệ của Sharp cùng với chuyên môn của Toshiba.

Tháng 5 năm 2019, Toshiba tuyên bố, lần đầu tiên sau 80 năm, các nhà đầu tư ngoại quốc sẽ được đưa vào hội đồng quản trị.

Đặt dấu chấm hết cho lĩnh vực kinh doanh máy tính xách tay

Toshiba là một trong những doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực máy tính xách tay. Tuy nhiên, họ đã dần mất đi thế mạnh này trong vài thập kỷ qua. Toshiba đã bắt đầu thuê công xưởng ngoài sản xuất máy tính xách tay của mình vào năm 2015 và cũng bắt đầu sản xuất các mẫu mới tại các cơ sở ở Trung Quốc.

Với những vấn đề nội bộ đang xảy ra, cùng với việc các thương hiệu khác đang ngày càng cải tiến các sản phẩm máy tính xách tay ở một cấp độ cao hơn, Toshiba đã không thể thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của họ. Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ MacBook của Apple, cùng với sự phát triển của những thương hiệu khác như Dell, Lenovo và HP, họ bắt đầu dần bị lu mờ trong tâm trí của người tiêu dùng.

Vài năm trước, Sharp đã được Foxconn mua lại. Vào năm 2014, Sony đã rời khỏi mảng kinh doanh PC và kể từ đó Sony cũng mất thị phần lớn trên thị trường điện thoại thông minh của mình. Trước khi Pokemon Go tạo ra xu hướng, Nintendo cũng đang đứng trước bờ vực bị phá sản. Đó chính là thực trạng để các thương hiệu Nhật Bản trong những năm tới, tự xem xét và tìm ra hướng đi đúng đắn cho lĩnh vực công nghệ của nước nhà. Liệu họ có thể trụ vững và chịu được sự cạnh tranh của Hoa Kỳ hoặc những nhà sản xuất giá rẻ của Châu Á không? Chỉ có thời gian mới có thể trả lời được những câu hỏi này.

Đối với Toshiba, khẩu hiệu của họ trong thời gian sắp tới sẽ không còn là "In Touch With Tomorrow" hay "Leading innovation" nữa. Họ chắc chắn đã cảm nhận được sức ép lớn từ những sự cạnh tranh của lĩnh vực này trên thị trường hiện nay. Những năm tới sẽ đặt ra cho Toshiba nhiều câu hỏi về mức độ phù hợp của nó trên thị trường, và liệu họ có thật sự phát triển đúng như khẩu hiệu "Committed to People, Committed to the Future" của họ hay không.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại