Sứ mệnh tàu đổ bộ Mặt trăng của Mỹ kết thúc bi thảm

Tú Linh |

Sau khi vượt qua hàng ngàn dặm trên không gian và xoay xở với trục trặc ở động cơ đẩy, tàu đổ bộ Mặt trăng Peregrine của Mỹ đã kết thúc sứ mệnh theo cách bi thảm nhất.

Sứ mệnh tàu đổ bộ Mặt trăng của Mỹ kết thúc bi thảm- Ảnh 1.

Hình ảnh tàu đổ bộ Mặt trăng Peregrine trên không trung ngày 18/1. (Ảnh: Astrobotic)

Con tàu kết thúc hành trình 10 ngày lúc vào đêm qua (giờ Việt Nam), khi nó đâm vào lớp khí quyển dày của Trái đất ở khu vực Nam Thái Bình Dương.

Astrobotic Technology, trụ sở tại Pittsburgh, là hãng chế tạo tàu đổ bộ Peregrine theo hợp đồng với NASA. Astrobotic Technology xác nhận số phận của robot, cho biết họ đã mất liên lạc với con tàu trước thời gian dự kiến tái nhập khí quyển.

Tuy nhiên, công ty cho biết trên mạng xã hội rằng họ vẫn chờ xác minh độc lập từ các tổ chức chính phủ.

Các quan chức NASA và lãnh đạo Astrobotic dự kiến sẽ có phát biểu công khai về sứ mệnh này trong chiều 19/1.

Thất bại là một bước lùi đối với cả Astrobotic và NASA, trong bối cảnh cơ quan này đang đặt mục tiêu tạo ra những tàu đổ bộ tốn ít chi phí hơn và do tư nhân thực hiện, để cuối cùng đưa con người lên Mặt trăng vào cuối thập kỷ này.

Tàu đổ bộ Peregrine được phóng lên từ ngày 8/1 bằng tên lửa Vulcan Centaur - sản phẩm của United Launch Alliance, một liên doanh giữa Lockheed Martin và Boeing.

Con tàu được phóng lên trơn tru, đưa tàu Peregrine vào quỹ đạo Trái đất và hướng lên Mặt trăng. Nếu con tàu lên đáp xuống Mặt trăng thành công như dự tính, nó sẽ trở thành sứ mệnh đầu tiên của Mỹ hạ cánh mềm xuống Mặt trăng kể từ sứ mệnh Apollo 17 năm 1972.

Nhưng chỉ vài giờ sau khi được phóng tên, tàu Peregrine gặp sự cố nghiêm trọng ở hệ thống đẩy và rò rỉ nhiên liệu, khiến Peregrine không đủ nhiên liệu để hạ cánh thành công xuống Mặt trăng.

Astrobotic sau đó thay đổi lộ trình, điều khiển để Peregrine vận hành giống như vệ tinh, thử nghiệm các công cụ khoa học mang theo và các hệ thống khác.

Cuối cùng, Astrobotic quyết định từ bỏ con tàu, cho nó đâm vào khí quyển Trái đất với tốc độ cao.

Thất bại này là đòn giáng mạnh đối với cả Astrobotic và NASA. Cơ quan này trao 108 triệu USD để Astrobotic chế tạo và phóng con tàu.

Tuy nhiên, NASA không coi Peregrine là lựa chọn duy nhất mà còn hợp tác với 3 công ty khác để chế tạo tàu đổ bộ Mặt trăng.

Theo CNN

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại