Sự khác biệt giữa học sinh giỏi và học sinh kém là gì: Từ một cục tẩy cũng có thể nhìn ra!

Thiên An |

Ngoài điểm số, ngay cả cục tẩy trong hộp bút cũng có thể giúp bạn nhận ra một đứa trẻ có tập trung trong lớp hay không.

Một cô giáo chủ nhiệm công tác nhiều năm tại một trường tiểu học từng nói rằng rằng cục tẩy (hay còn gọi là cục gôm) là một văn phòng phẩm vô cùng cần thiết, thậm chí là dụng cụ học tập buộc phải có trong hộp bút của mỗi học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học.

Tại sao lại nói như vậy?

Về cơ bản, khả năng tập trung của học sinh tiểu học kém hơn so với các cấp học khác, các em còn nhỏ và luôn tò mò với mọi thứ, chính vì vậy mà việc chú ý nghe giảng trên lớp trở nên khó khăn hơn. Cục tẩy trong hộp bút rất dễ thu hút sự chú ý của học sinh tiểu học. Vì vậy, theo cô giáo này, thông qua một cục tẩy, mọi người có thể nhận thấy sự khác biệt giữa học sinh giỏi và học sinh cá biệt.

1. Cục tẩy của học sinh ngoan

Sự khác biệt giữa học sinh giỏi và học sinh kém là gì: Từ một cục tẩy cũng có thể nhìn ra! - Ảnh 1.

Những cục tẩy này rất sạch sẽ, nhẵn nhụi không tì vết

Học sinh ngoan khi ở lớp thường chăm chú nghe giảng, chẳng mấy khi làm việc riêng chứ đừng nói đến việc phân tán sự chú ý của mình vào những thứ trong hộp bút.

Vì vậy, sau kết thúc giờ học, cục tẩy của học sinh giỏi về cơ bản vẫn giữ nguyên hình dạng như ban đầu, thậm chí còn nguyên cả giấy bọc, sạch sẽ, nhẵn nhụi như mới, chỉ có dấu vết ma sát và mài mòn do một thời gian dài tẩy xóa để lại.

Cục tẩy giữ được nguyên trạng cũng chứng tỏ nó được chủ nhân bảo quản rất tốt, không bị phá hoại, chỉ dùng cho những làm bài tập hoặc bài kiểm tra.

Sự khác biệt giữa học sinh giỏi và học sinh kém là gì: Từ một cục tẩy cũng có thể nhìn ra! - Ảnh 2.

Có đôi khi, cục tẩy của học sinh ngoan còn giữ nguyên được cả vỏ bọc bên ngoài dù đã mua từ lâu

2. Cục tẩy của học sinh bình thường

Sự khác biệt giữa học sinh giỏi và học sinh kém là gì: Từ một cục tẩy cũng có thể nhìn ra! - Ảnh 3.

Cục tẩy này về cơ bản cũng sạch sẽ nhưng đôi khi vẫn có lỗ nhỏ trên bề mặt

Nhìn tổng thể cục tẩy này cũng rất sạch sẽ nhưng đôi khi trên bề mặt vẫn có một vài vết xước nhỏ hoặc lỗ do bị đầu bút chọc vào.

Chủ nhân của những cục tẩy này chắc hẳn là kiểu học sinh có nghe giảng song đôi khi cũng bị mất tập trung, hay táy máy nghịch cục tẩy của mình. Cục tẩy không bị mài mòn nhiều nhưng góc nào góc nấy đều đã được người dùng bo tròn, nhẵn nhụi, dễ dùng, dễ nghịch.

3. Cục tẩy của học sinh kém

Sự khác biệt giữa học sinh giỏi và học sinh kém là gì: Từ một cục tẩy cũng có thể nhìn ra! - Ảnh 4.

Cục tẩy không còn giữ được hình dạng ban đầu

Loại tẩy thứ 3 dường như chỉ dành riêng cho học sinh kém. Hình dạng nguyên bản của cục tẩy đã bị người dùng phá hỏng từ lâu, các mặt của tẩy cũng bị bẩn, rõ ràng là đã bị chủ nhân tàn phá bằng nhiều cách khác nhau và chưa được sử dụng đúng cách.

Học sinh dùng tẩy như thế này thường mất tập trung trong lớp, dễ bị phân tâm, thường xuyên chuyển sự chú ý của mình vào cục tẩy rồi nghịch nó, không nghiêm túc nghe thầy cô giảng bài và khá nghịch ngợm.

4. Cục tẩy của học sinh cá biệt

Sự khác biệt giữa học sinh giỏi và học sinh kém là gì: Từ một cục tẩy cũng có thể nhìn ra! - Ảnh 5.

Cục tẩy bị chủ nhân của nó "hành hạ" rất nhiều trong tiết học

Tuy nhiên, đặc biệt nhất phải kể đến loại cục tẩy thứ 4 này. Những cục tẩy thuộc kiểu này nhìn khá “kinh dị” với lỗ chỗ toàn lỗ là lỗ do đầu bút chọc ra, hình dạng tẩy cũng muôn hình vạn trạng.

Những học sinh sở hữu cục tẩy này chắc hẳn là cả tiết đều không chú ý nghe giảng, chỉ lo nghịch tẩy. Cục tẩy kiểu này cũng được vinh dự lọt top “cục tẩy thảm nhất cả lớp”.

Kết

Hình dạng cục tẩy khác nhau như đã đề cập ở trên có thể giúp phụ huynh xác nhận xem con em mình có học hành chăm chỉ ở trường hay không. Tuy nhiên, về cơ bản đây chỉ là một mẹo kiểm tra vui, không thể phản ánh được chính xác 100% tình trạng học tập của học sinh. Những học sinh giữ tẩy sạch chưa chắc đã học giỏi và các em phá nát tẩy cũng không hẳn sẽ lười học.

Chỉ là thông qua cục tẩy, cha mẹ và giáo viên có thể tìm hiểu phần nào về thái độ học tập của trẻ, từ đó đưa ra những quan tâm định hướng kịp thời, đơn giản như hỏi xem ngày hôm nay của trẻ thế nào, việc học có khó khăn gì không...

Cục tẩy có thể dùng làm một trong những tiêu chuẩn tham khảo để đánh giá những học sinh kém và học sinh giỏi, nhưng nó không phải là tiêu chuẩn tham khảo duy nhất và nó cũng có thể sai. Cách tốt nhất vẫn là phụ huynh trao đổi với giáo viên ở trường thường xuyên qua gọi điện, nhắn tin hoặc gặp mặt trực tiếp.

Nguồn: Toutiao

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại