Sự hợp tác chưa từng có của thế giới: Mục tiêu tối thượng phải đạt được vào giữa thế kỷ

Trang Ly |

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà lãnh đạo chính phủ và ngành công nghiệp trên toàn thế giới đã có sự hợp tác chưa từng có.

Để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu, thế giới phải nhanh chóng giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhằm giảm phát thải khí nhà kính. 

Năng lượng hạt nhân có hàm lượng phát thải carbon thấp và có thể triển khai trên quy mô lớn trong khoảng thời gian cần thiết, cung cấp cho thế giới nguồn điện sạch, đáng tin cậy và giá cả phải chăng.

Biến đổi khí hậu – vấn đề toàn cầu đang gia tăng

Liên Hợp Quốc đã xác định biến đổi khí hậu là "vấn đề quyết định thời đại của chúng ta", với mục tiêu chính của Thỏa thuận Paris năm 2015 là kìm giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C so với mức trước thời kỳ công nghiệp và tốt nhất là ở 1,5 độ C. 

Điều này được thúc đẩy bởi sự đồng thuận khoa học rằng việc hạn chế mức tăng ở 1,5 độ C sẽ làm giảm đáng kể các rủi ro do biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu gây ra. Mặc dù vậy, lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng vẫn tiếp tục tăng - đạt 33,1 tỷ tấn vào năm 2018, tăng hơn 40% kể từ năm 2000. 

Năng lượng hạt nhân có thể "đánh bại" biến đổi khí hậu như thế nào? - Ảnh 1.

Khí thải gây hiệu ứng nhà kính đang ngày càng hun nóng bầu khí quyển của chúng ta. Ảnh minh họa: Saksoft

Báo động hơn, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết lượng khí thải carbon toàn cầu từ nhiên liệu hóa thạch đã đạt mức cao kỷ lục vào năm 2024 và vẫn "chưa có dấu hiệu" nào cho thấy thế giới đã đạt đến đỉnh điểm phát thải (để giảm dần sau đó). 

Theo tính toán của Statista (Đức), tổng lượng khí thải CO2 toàn cầu từ nhiên liệu hóa thạch và công nghiệp đạt 37,01 vào năm 2023. Lượng khí thải dự kiến sẽ tăng 1,08% vào năm 2024 để đạt mức cao kỷ lục là 37,41 tỷ tấn. 

Nước đóng góp lớn nhất vào lượng khí thải nhà kính toàn cầu là Trung Quốc, tiếp theo là Mỹ. Trung Quốc không phải lúc nào cũng là nước phát thải lớn nhất thế giới, nhưng tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và công nghiệp hóa trong những thập kỷ gần đây đã khiến lượng khí thải nước này tăng vọt. Kể từ năm 1990, lượng khí thải CO2 ở Trung Quốc đã tăng gần 450%. Để so sánh, lượng khí thải CO2 của Mỹ đã giảm 6,1%. Tuy nhiên, quốc gia Bắc Mỹ này vẫn là nước gây ô nhiễm carbon lớn nhất trong lịch sử.

Những nỗ lực chung của quốc tế trong 20 năm qua đã làm tăng lượng điện được tạo ra từ gió, mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác, dẫu vậy vẫn chưa thể thay thế nhiên liệu hóa thạch hoàn toàn. 

Trên thực tế, vào năm 2017, nhiên liệu hóa thạch đã sản xuất ra nhiều điện hơn so với trước đây. Trong báo cáo năm 2018, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) thuộc Liên Hợp Quốc đã cảnh báo rằng hành tinh này có khả năng vượt ngưỡng 1,5 độ C sớm nhất là vào năm 2030.

Sạch. Ít carbon - Đó là điện hạt nhân

Các nhà máy điện hạt nhân không thải ra khí nhà kính trong quá trình vận hành. Trong suốt vòng đời của mình, điện hạt nhân thải ra lượng khí thải tương đương CO2 trên một đơn vị điện tương đương với điện gió; và chỉ bằng một phần ba lượng khí thải trên một đơn vị điện khi so sánh với điện mặt trời.

Các chuyên gia đã kết luận rằng để đạt được quá trình khử carbon sâu cần thiết nhằm duy trì mức tăng trung bình của nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5 độ C, việc chống biến đổi khí hậu sẽ khó khăn hơn nhiều nếu không có sự gia tăng vai trò của năng lượng hạt nhân. 

Vì năng lượng hạt nhân đáng tin cậy và có thể triển khai trên quy mô lớn, nên nó có thể thay thế trực tiếp nhà máy nhiên liệu hóa thạch, tránh việc đốt nhiên liệu hóa thạch để phát điện. 

Xã hội hiện đại ngày càng phụ thuộc vào điện, với nhu cầu ngày càng tăng khi giao thông, hệ thống sưởi ấm trong nhà và các quy trình công nghiệp ngày càng được điện khí hóa. Mặc dù điện sạch tại điểm sử dụng, nhưng việc sản xuất điện hiện tạo ra hơn 40% tổng lượng khí thải carbon liên quan đến năng lượng. 

Năng lượng hạt nhân có thể "đánh bại" biến đổi khí hậu như thế nào? - Ảnh 2.

Ảnh: Net Zero Nuclear

Việc khử carbon trong nguồn cung cấp điện, đồng thời cung cấp điện giá cả phải chăng và đáng tin cậy cho dân số toàn cầu đang gia tăng, phải là trọng tâm của bất kỳ chiến lược chống biến đổi khí hậu nào.

Năng lượng hạt nhân đã cho thấy rằng nó có tiềm năng trở thành chất xúc tác để mang lại quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững, từ rất lâu trước khi biến đổi khí hậu được đưa vào chương trình nghị sự. 

Pháp tạo ra hơn 70% điện năng từ năng lượng hạt nhân – tỷ lệ hạt nhân lớn nhất trong số các quốc gia trên toàn cầu – và lượng khí thải của ngành điện chỉ bằng một phần sáu mức trung bình của châu Âu. 

Trong khoảng 15 năm, năng lượng hạt nhân đã chuyển từ vai trò nhỏ trong hệ thống điện của Pháp sang sản xuất phần lớn điện năng của nước này, cho thấy năng lượng hạt nhân có thể được mở rộng với tốc độ cần thiết để chống lại biến đổi khí hậu một cách hiệu quả.

Net Zero Nuclear - Sự hợp tác chưa từng có 

Tất cả các công nghệ có thể góp phần giải quyết một trong những thách thức lớn nhất mà loài người phải đối mặt nên được triển khai. 

Năng lượng hạt nhân có thể "đánh bại" biến đổi khí hậu như thế nào? - Ảnh 3.

Ảnh: IAEA

Chúng ta không thể chờ đợi, vì tác động của biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất trước tiên và không hành động sẽ gây ra hậu quả nhân đạo đáng kể.

Net Zero Nuclear (do Hiệp hội Hạt nhân Thế giới quản lý) – là sáng kiến kêu gọi sự hợp tác chưa từng có giữa các nhà lãnh đạo chính phủ và ngành công nghiệp để tăng ít nhất gấp 3 lần công suất hạt nhân toàn cầu nhằm đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050. 

Từ năm 2000, sản xuất điện hạt nhân đã cung cấp trung bình 2500 TWh điện mỗi năm. Trên toàn thế giới, các lò phản ứng hạt nhân hiện cung cấp khoảng 10% lượng điện của thế giới và khoảng một phần tư tổng lượng điện sạch, ít carbon.

Nhưng với nhu cầu điện dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050, năng lượng hạt nhân cần phải phát triển nhanh hơn. 

Nói một cách đơn giản, thế giới của chúng ta cần năng lượng hạt nhân. Và để đáp ứng những thách thức hiện tại và hướng tới các mục tiêu của ngày mai, chúng ta cần sử dụng năng lượng hạt nhân một cách an toàn, hòa bình và mạnh mẽ hơn nữa.

Năng lượng hạt nhân là một dạng năng lượng được giải phóng từ hạt nhân, lõi của các nguyên tử, được tạo thành từ proton và neutron. Nguồn năng lượng này có thể được tạo ra theo hai cách: Phân hạch - khi hạt nhân của các nguyên tử tách thành nhiều phần - hoặc tổng hợp - khi các hạt nhân hợp nhất với nhau.

Năng lượng hạt nhân được khai thác trên toàn thế giới ngày nay để sản xuất điện là thông qua phản ứng phân hạch hạt nhân, trong khi công nghệ tạo ra điện từ phản ứng tổng hợp hạt nhân đang ở giai đoạn nghiên cứu và phát triển.

Nguồn: Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
ĐANG HOT

TIN NỔI BẬT SOHA

Đàm phán Riyadh kết thúc: Nga tuyên bố thành công, chốt 1 vấn đề về Ukraine - Mỹ hé lộ "cơ hội lịch sử"

Đàm phán Riyadh kết thúc: Nga tuyên bố thành công, chốt 1 vấn đề về Ukraine - Mỹ hé lộ "cơ hội lịch sử"

18/02/2025 20:52

Cuộc đàm phán giữa phái đoàn Nga-Mỹ tại Saudi Arabia về quan hệ song phương và xung đột Ukraine đã kết thúc sau 4,5 giờ đồng hồ.

Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại

Top