Công an huyện Mai Sơn (Sơn La) bắt giữ nhóm đối tượng buôn bán, tàng trữ pháo nổ
PV : Liên quan đến việc sử dụng pháo, người dân còn có nhiều cách hiểu khác nhau và có những băn khoăn về làm sao để sử dụng pháo hoa an toàn đúng quy định. Luật sư có suy nghĩ gì về những băn khoăn đó của người dân?
Luật sư Nguyễn Thị Tuyết : Nghị định 137 năm 2020 có quy định, người dân được sử dụng pháo hoa. Tuy nhiên, người dân băn khoăn mua pháo hoa ở đâu, mua như thế nào, sử dụng ra làm sao cho bảo đảm an toàn và đúng pháp luật.
Nếu không hiểu đúng các Quy định của Nghị định 137 mới sẽ rất dễ vi phạm pháp luật khi sử dụng pháo hoa và có thể dẫn tới bị xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí trong trường hợp gây nguy hiểm cao thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
PV : Nghị định 137 có nêu rõ khái niệm phân loại về pháo, gồm pháo hoa và pháo nổ. Luật sư có thể chỉ rõ những dấu hiệu nhận diện cơ bản để người dân có thể phân biệt được, đặc biệt là loại pháo hoa mà người dân được phép sử dụng.
Luật sư Nguyễn Thị Tuyết : Pháo nổ là các loại pháo trong thành phần sản xuất có sử dụng thuốc nổ và khi sử dụng pháo này sẽ phát ra tiếng nổ hoặc có thể vừa phát ra tiếng nổ vừa phát ra tiếng rít và tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng trong không gian. Còn pháo hoa trong thành phần không có thuốc nổ, nên khi sử dụng chỉ phát ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng trong không gian chứ không phát ra tiếng nổ.
Chúng ta lưu ý, pháo hoa mới là đối tượng Nghị định 137 cho phép người dân được sử dụng.
PV : So với Nghị định số 36/2009 Nghị định 137 đã bổ sung 7 nhóm hành vi nghiêm cấm về quản lý và sử dụng pháo. Vậy cụ thể 7 nhóm hành vi này là gì thưa luật sư?
Luật sư Nguyễn Thị Tuyết : Nghị định 137 quy định rất rõ, rất cụ thể và khá cẩn thận về các hành vi bị nghiêm cấm. Cụ thể Điều 5 của Nghị định 137, hiện nay đã quy định 9 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong việc quản lý, sử dụng pháo.
Trong 9 nhóm này, có nhiều hành vi quy định mới so với nghị định 36. Ví dụ như các quy định về việc mang pháo, thuốc pháo trái phép vào hoặc ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội Việt Nam.
Hoặc quy định lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm trật tự an toàn xã hội liên quan đến tính mạng, sức khỏe và tài sản cũng quyền lợi hợp pháp của người dân, tổ chức của nhân dân.
Đối với người dân, tôi chỉ lưu ý nhóm hành vi bị cấm liên quan đến việc nghiên cứu, chế tạo sản mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng pháo nổ, thuốc pháo. Nhóm hành vi này, theo Nghị định 137 quy định thì các tổ chức, doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ mới được nghiên cứu, chế tạo sản xuất. Và chỉ các tổ chức, doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng mới được phép kinh doanh các loại pháo hoa để bán cho dân.
Một nhóm hành vi nữa mà người dân cần phải biết là nghiêm cấm việc sử dụng pháo hoa là phương tiện để thực hiện các động cơ, mục đích xấu khác nhằm gây ảnh hưởng đến An ninh quốc gia, đến tính mạng sức khỏe tài sản và quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Cho nên từ tính chất, mức độ phạm pháp mà cá nhâm, hoặc pháp nhân thương mại sử dụng pháo hoa vi phạm quy định tại Điều 5 của Nghị định 137 hiện nay có thể bị xử lý hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự
PV : Pháp luật hiện hành và Nghị định số 137 có quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng pháo. Theo đó thì mọi hành vi sản xuất mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Hoặc có thể bị xử lý hình sự tùy theo mức độ của hành vi. Vậy thưa luật sư, cụ thể là như thế nào?
Luật sư Nguyễn Thị Tuyết : Những vi phạm hành chính, theo quy định tại Điều 10 Nghị định 167/ 2013 về các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ, pháo thì tùy theo khối lượng vật liệu nổ, khối lượng pháo vi phạm hoặc là tùy tính chất, mức độ vi phạm cũng như hậu quả xảy ra mà cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng tới 40.000.000 đồng.
Còn đối với trách nhiệm hình sự, tại Điều 90 Điều 91, Bộ Luật Hình sự năm 2015 có quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm và tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Nếu khối lượng pháo 6 kg trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và có thể phải đối diện với khung hình phạt thấp nhất là 6 tháng mà cao nhất lên tới 15 năm tù
Lưu ý trong trường hợp, khối lượng vi phạm từ 120 kg thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở khung hình phạt nặng nhất có mức từ đêm tới 15 năm tù. Ngoài ra, người hoặc pháp nhân phạm tội còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20 đến 100.000.000 đồng.
Đối với pháp nhân thương mại mà vi phạm chỉ có thể bị phạt bổ sung về khoản tiền từ 5.000.000 đến 200.000.000 đồng.
Ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hai tội trên thì người phạm tội có thể còn phải truy cứu trách nhiệm hình sự gây rối trật tự công cộng.
PV : Tại Điều 17 Nghị định 137 quy định, đối với các cơ quan, tổ chức, cơ quan nhà nước thành lập một cách hợp pháp. đối với cá nhân thì phải có năng lực, hành vi dân sự đầy đủ mới được sử dụng pháo hoa. Vậy, luật sư giải thích rõ hơn quy định này của pháp luật?
Luật sư Nguyễn Thị Tuyết : Cơ quan, tổ chức như thế nào thì được coi là có năng lực, hành vi dân sự đầy đủ? Trước hết, đó phải là cơ quan, tổ chức được Nhà nước thành lập hoặc thừa nhận. Đối với doanh nghiệp thì phải được cấp giấy phép hoạt động theo pháp luật quy định.
Đối với cá nhân, như thế nào là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự?. Trước hết, đó là phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Người từ đủ 18 tuổi trở lên này, phải là không thuộc trường hợp bị hạn chế, hoặc là bị mất năng lực hành vi dân sự.
Ví dụ như không bị tâm thần, không bị bị tòa án tuyên bố là bị mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Những đối tượng như vậy mới được sử dụng pháo hoa. Cho nên cần lưu ý là đối với trẻ em dưới 18 tuổi thì tuyệt đối không được sử dụng pháo hoa
PV : Với các quy định mới này thì các cá nhân, tổ chức sẽ được sử dụng pháo hoa. Việc sử dụng phải như thế nào và phải tuân theo các điều kiện ra sao để có thể đảm bảo được an toàn, thưa luật sư?
Luật sư Nguyễn Thị Tuyết : Về phía người sử dụng phải đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Đối với tổ chức thì phải là tổ chức được thành lập hợp pháp. Ví dụ như được Nhà nước thành lập, được Nhà nước thừa nhận thành lập. Đối với doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh.
Đối với phía được kinh doanh pháo hoa phải là cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Quốc phòng do Bộ Quốc phòng quản lý, được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ làm các hoạt động đó và được cơ quan công an có thẩm quyền cấp giấy phép để bảo đảm điều kiện về an ninh trật tự, bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó và bảo vệ môi trường.
PV : Theo luật sư, thì để ngăn chặn triệt để tình trạng mua bán trái phép pháo nổ làm thế nào và đặt ra trách nhiệm như thế nào đối với cơ quan chức năng?
Luật sư Nguyễn Thị Tuyết : Chính quyền địa phương, đặc biệt là các cơ quan công an có thẩm quyền ở địa phương trước hết nên tuyên truyền, đặc biệt, báo chí cũng vào cuộc để tuyên truyền cho nhân dân biết về việc chỉ được sử dụng pháo hoa và chỉ được mua cáo nữa cơ sở kinh doanh được phép bán pháo hoa.
Và cũng chỉ được sử dụng trong dịp lễ Tết sinh nhật, cưới hỏi, khai trương hoặc ngày kỷ niệm còn tất cả các trường hợp khác là không được phép,
Cho nên, chính quyền các địa phương ở thành phố nên có sự giám sát chặt chẽ và kịp thời phát hiện các trường hợp mà manh nha sử dụng không đúng quy định của pháp luật về pháo nổ. Cùng đó, phát động trong nhân dân, phát hiện ra hành vi sai trái, sai phạm để có thể tố giác đến các cơ quan chức năng qua đố, kịp thời ngăn chặn./.