Sự cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc ở các đảo Thái Bình Dương

PV/VOV.VN |

Khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ngồi xuống với các nhà lãnh đạo của 18 quốc gia và vùng lãnh thổ Thái Bình Dương vào tuần này, ông sẽ đối mặt với những người mà họ sợ rằng họ sẽ là những con tốt địa chính trị.

Cuộc gặp mặt tại Washington vào 28/9 diễn ra sau khi Trung Quốc đề xuất liên minh trong khu vực, tạo ra sự lo lắng ở Mỹ về khả năng Bắc Kinh có thể cố gắng thiết lập các căn cứ quân sự trong khu vực các quốc đảo Thái Bình Dương.

Mahai Sora, một nhà nghiên cứu tại Chương trình Quần đảo Thái Bình Dương của Viện Lowy của Australia, cho rằng chắc chắn rằng sự hiện diện chính trị và an ninh của Trung Quốc đã thúc đẩy Washington tổ chức hội nghị thượng đỉnh.

"Nhưng tôi tin rằng Mỹ có mong muốn thực sự cung cấp viện trợ và hỗ trợ cho các quốc gia Thái Bình Dương", Sora nói thêm rằng các quốc gia Thái Bình Dương đã mở rộng quan hệ chặt chẽ hơn "nếu những điều này có thể đạt được mà không làm tăng rủi ro địa chính trị cho các quốc gia Thái Bình Dương."

Nhà nghiên cứu Sora cho biết, các lãnh đạo quốc đảo sẵn sàng xem xét các ý tưởng của Hoa Kỳ.

Sự cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc ở các đảo Thái Bình Dương - Ảnh 1.

Lần đầu tiên diễn ra một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ và các nhà lãnh đạo các đảo ở Thái Bình Dương (Ảnh: Nikkei)

Các nhà lãnh đạo quốc đảo ở Thái Bình Dương từ lâu đã cảm nhận rằng họ được coi là một phần của cạnh tranh để giành vị trí số một giữa Washington và Bắc Kinh. Điều này đã được nhấn mạnh vào đầu năm nay khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tới thăm khu vực với một đề xuất liên minh song đã bị hầu hết các nước bác bỏ.

Chỉ có Thủ tướng Manasseh Sogavare của Quần đảo Solomon, đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc. Hiện vẫn chưa rõ liệu điều này có bao gồm các căn cứ quân sự của Trung Quốc tại đây hay không.

Tổng thống Mỹ Biden sẽ thấy rằng các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương hầu hết không lo lắng với Bắc Kinh, vì người Trung Quốc đã ở trong khu vực này qua nhiều thế hệ. Ngược lại, không có tổng thống Mỹ đương nhiệm nào chưa từng đến thăm một quốc đảo ở Thái Bình Dương, trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Fiji vào năm 2014 và Papua New Guinea vào năm 2018.

Tuy nhiên, Mỹ có mối quan hệ lâu dài với khu vực này khi chuyến thám hiểm khoa học và hải quân đầu tiên ở Nam Thái Bình Dương diễn ra từ năm 1838 đến năm 1842.

Các nhà truyền giáo người Mỹ đã tới nhiều quốc gia Thái Bình Dương, Nhà thờ, các Thánh đường Kyto giáo có ảnh hưởng lớn về tôn giáo và văn hóa ở các nước như Tonga, Samoa và Fiji. Một số người Samoa và người Tongans thi đấu tại Liên đoàn Bóng bầu dục Quốc gia Hoa Kỳ. Một số người tại khu vực này cũng tham gia các cuộc chiến của Mỹ.

Thủ tướng Fiji Voreqe "Frank" Bainimarama đã xác định vấn đề lớn của khu vực vào tháng Năm. "Mối quan tâm lớn nhất của chúng tôi không phải là địa chính trị, mà là biến đổi khí hậu."

Các tuyên bố kế tiếp từ Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương, một tổ chức khu vực đa phương, đã nhất quán yêu cầu về hỗ trợ tài chính đáng kể và hành động thực sự về khí hậu, ngoài việc Hoa Kỳ tái gia nhập hiệp định khí hậu Paris.

Khi diễn đàn được thành lập vào năm 1971, các cuộc họp của các nhà lãnh đạo là rất hiếm, nhưng ngày nay các cuộc họp mặt diễn ra phổ biến hơn. Một tiến trình khu vực đã phát triển dựa trên sự đồng thuận của lãnh đạo, với các hội nghị thượng đỉnh hàng năm được tổ chức kín. Các giao dịch của khu vực với các quốc gia bên ngoài được giải quyết trên cơ sở đồng thuận.

Sự cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc ở các đảo Thái Bình Dương - Ảnh 2.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Fiji -Bainimarama trong chuyến thăm năm 2014 (Ảnh: AFP).

Một nhóm mới bao gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản, New Zealand và Anh được thành lập nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình. Tại cuộc họp vào ngày 22/9, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết quy trình mới mang tính chất tham vấn: "Chúng tôi đã lắng nghe các ưu tiên và ý tưởng của các bên."

Các thành viên đã đưa ra sáu "nỗ lực" gồm: biến đổi khí hậu, công nghệ và kết nối, đại dương và môi trường, phát triển lấy con người làm trung tâm, phát triển tài nguyên và kinh tế. Một điểm khác được mô tả là lãnh đạo chính trị và chủ nghĩa khu vực - như một “lá bài” về tình trạng dân chủ ở một số quốc gia quần đảo Thái Bình Dương.

Hội nghị Thượng đỉnh ở Nhà Trắng giữa Mỹ và 18 quốc, vùng lãnh thổ Thái Bình Dương đứng ngoài các cơ chế quản trị khu vực đã được thiết lập, ủng hộ cách tiếp cận "phương Tây" khiến có nguy cơ bị coi là biến khu vực này quay trở lại thời thuộc địa.

Hội nghị cũng diễn ra trùng hợp với các thỏa thuận mới về Hiệp hội Tự do (COFA) giữa Washington và các lãnh thổ Thái Bình Dương của Nhật Bản / Liên Hợp Quốc trước đây là Palau, Micronesia và Quần đảo Marshall.

COFAs là một loạt các hiệp ước được thành lập một phần để đền bù cho những thiệt hại về nhân mạng, sức khỏe, đất đai và tài nguyên do kết quả của 67 vụ thử vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ được thực hiện ở Marshalls từ năm 1946 đến năm 1958.

Gói tài trợ 20 năm trị giá khoảng 3,5 tỷ USD sẽ kết thúc vào tháng 9 năm sau. Đổi lại, Mỹ nhận được quyền tiếp cận duy nhất và quyền kiểm soát quân sự đáng kể đối với các hòn đảo mà họ coi là có giá trị chiến lược, bao gồm cả “viên ngọc quý”, đảo san hô Kwajalein rộng lớn, nơi quân đội Mỹ thử nghiệm nhiều tên lửa của họ.

Nhưng quần đảo Marshalls muốn nhiều hơn thế khi người dân của họ tiếp tục gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và môi trường từ các cuộc thử nghiệm. Washington, cho đến nay, đã miễn cưỡng cung cấp thêm sự trợ giúp.

Các vấn đề về hạt nhân là trọng tâm của diễn đàn, xuất phát từ sự tức giận về vụ thử hạt nhân ở Polynesia thuộc Pháp. Các thông cáo của họ, trong nhiều thập kỷ, đã lặp đi lặp lại yêu cầu Washington phải dọn dẹp đống hỗn độn hạt nhân của mình ở Marshalls.

Thủ tướng Bainimarama của Fiji đã nói về việc cha ông là sĩ quan hải quân có mặt tại các cuộc thử nghiệm hạt nhân trên Đảo Kiritimati (Đảo Christmas) của Anh vào năm 1957 và chịu "một sự bất công lớn" khi bị nhiễm phóng xạ.

Các báo cáo gần đây bày tỏ lo ngại về những bãi chứa rộng lớn của bom chưa nổ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và những con tàu đắm rò rỉ dầu mà họ tin rằng Mỹ nên dọn dẹp.

Tập đoàn RAND và nhà phân tích Ấn Độ - Thái Bình Dương Derek Grossman nói với tờ Nikkei rằng trong khi có những thách thức, tất cả các quốc gia tham gia hội nghị thượng đỉnh đều muốn duy trì không khí đoàn kết và hòa hợp./.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại