Su-33 là loại máy bay chiến đấu có khả năng hoạt động trên tàu sân bay, được thiết kế cho các hàng không mẫu hạm của Liên Xô, nhưng nó đã gặp phải nhiều vấn đề trong quá trình hoạt động và bị đánh giá là một trong những máy bay chiến đấu kém thành công nhất của Nga.
Khó khăn của Su-33
Máy bay chiến đấu đa năng Su-33 ban đầu được phát triển để trang bị cho các tàu sân bay của Liên Xô. Tuy nhiên sau khi Liên Xô tan rã, cùng với nhiều dự án vũ khí hoành tráng khác, chương trình Su-33 đã bị trì hoãn do thiếu nguồn lực và không nằm trong danh sách các dự án được ưu tiên của Chính phủ Nga mới thành lập.
Su-33 có thể được coi là dòng chiến đấu cơ có hiệu suất bay tệ nhất của Quân đội Nga ,vì loại máy bay này đã gặp phải rất nhiều vấn đề trong nhiều năm qua. Mặc dù chiếc máy bay này vẫn đang được Không quân Nga sử dụng, nhưng Điện Kremlin cũng đang cân nhắc việc loại biên hoặc hủy bỏ toàn bộ chương trình Su-33 trong tương lai gần.
Đôi nét về Su-33
Trong những năm 1970, chiếc máy bay duy nhất có khả năng hoạt động trên tàu sân bay của Liên Xô (Yak-38 VTOL), đã không thể hoàn thành vai trò dự kiến của mình do thiếu tầm bay và tải trọng. Trong thời gian này, Quân đội Liên Xô đã chỉ đạo các kỹ sư của mình chế tạo một máy bay chiến đấu mới, có đủ khả năng để hoạt động trên các tàu sân bay thuộc Dự án 1143 (tàu sân bay lớp Kiev) đang phát triển của nước này.
Giống như rất nhiều máy bay chiến đấu hiện đại khác của Nga, nguyên mẫu Su-33 có nguồn gốc từ máy bay chiến đấu Su-27 Flanker. Ban đầu được gọi là Su-27K, sau đó chiếc máy bay này được đổi tên thành Su-33, sau khi được đưa vào sử dụng từ cuối những năm 1990.
Mặc dù có vẻ ngoài giống với Su-27, nhưng Su-33 (được Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương gọi là Flanker-D), do có một số điểm khác biệt. Su-33 sở hữu bộ phận hạ cánh được gia cố, tạo ra lực nâng tốt hơn cho máy bay khi cất cánh.
Su-33 sử dụng động cơ manh hơn (Al-31F3) và bộ phận hạ cánh kỹ thuật khác so với phiên bản tiền nhiệm. Sự khác biệt về thiết kế của Su-33 nhằm hỗ trợ khả năng cất cánh và hạ cánh của khung máy bay trên tàu sân bay. Một điểm khác biệt nữa giữa hai khung máy bay là Su-33 có thêm hai điểm cứng so với Su-27.
Về mặt vũ khí, Su-33 có thể lắp được nhiều loại đạn dược khác nhau trên các giá treo bên ngoài như tên lửa không đối không R-27R1(ER1), R-27T1(ET1) và R-73E, tên lửa không điều khiển S-8KOM, S-8OM, S-8BM S-13T, S-13OF và S-25-OFM-PU, tên lửa có điều khiển Kh-25MP, Kh-31 và Kh-41, bom chùm RBK-500 và các pod tác chiến điện tử. Su-33 cũng được trang bị pháo cao tốc Gsh-30-I 30mm.
Vụ tai nạn đáng chú ý
Su-33 đã trở nên nổi tiếng vào năm 2016, khi một trong những máy bay chiến đấu này bị rơi trong quá trình hoạt động trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov ở ngoài khơi Địa Trung Hải. Theo các báo cáo chính thức từ Bộ Quốc phòng Nga, chiếc máy bay chiến đấu trên đã bị rơi khi đang cố gắng hạ cánh.
Tuy nhiên, vụ tai nạn này không phải là sự cố đầu tiên trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov trong quá trình triển khai chiến đấu ngoài khơi Syria. Vài tuần trước khi xảy ra sự cố với Su-33, một máy bay chiến đấu MiG-29K cũng bị rơi khi đang hạ cánh xuống chiếc tàu sân bay này.
MiG-29K có phạm vi hoạt động và khả năng cơ động cao hơn nhiều và được kỳ vọng sẽ là chiến đấu cơ thay thế cho những chiếc Su-33 của Hải quân Nga. MiG-29K cũng phù hợp hơn cho các cuộc tấn công mặt đất so với Su-33 và có thể mang theo nhiều loại đạn dược hơn.
Thương vụ thất bại
Moskva đã cố gắng xuất khẩu những chiếc máy bay chiến đấu Su-33 còn lại của mình cho các khách hàng nước ngoài. Vào đầu những năm 2000, Bắc Kinh đã chuẩn bị hoàn tất thủ tục mua chiếc máy bay này, nhưng thỏa thuận đã bị hủy bỏ sau khi Trung Quốc mua được một khung máy bay Su-33 từ Ukraine và họ tự tin có thể khai thác những công nghệ từ chiếc máy bay này.
Trên thực tế, máy bay chiến đấu Shenyang J-15 của Trung Quốc được cho là bản sao trực tiếp của máy bay chiến đấu Su-33 của Nga. Lịch sử hoạt động ảm đạm của Su-33 khiến chiếc máy bay này bị đưa vào danh sách cân nhắc sử dụng của Nga.