Nhắc đến Apple là nhắc đến một gã khổng lồ trong lĩnh vực hi-tech. Nhắc đến Apple cũng là nhắc đến một cái tên quan trọng với giới coder, khi ngay đến cả hướng dẫn sử dụng cho Android Studio cũng được Google viết trên máy Mac.
Ấy vậy mà Steve Jobs, con người đại diện cho tinh thần sáng tạo của Apple thì lại "mù code". Trong một bài viết trả lời người hâm mộ, nhà đồng sáng lập của Apple là Steve Wozniak đưa ra lời khẳng định:
Giữa 2 nhà sáng lập cùng mang tên Steve, Steve Wozniak mới là thiên tài kỹ thuật của Apple, là bộ não đứng đằng sau chiếc máy đã làm nên tên tuổi của nhà Táo (Apple II). Nhưng Wozniak chỉ gắn bó với Apple qua một cuộc cách mạng duy nhất.
Không có Wozniak, Steve Jobs đã khiến cả thế giới bùng nổ với Macintosh, iMac, iPod, MacBook Air, iPhone và iPad.
Nhờ những sản phẩm ấy, tên gọi Apple gắn liền với "thiết kế". Thiết kế, theo định nghĩa của Jobs, không chỉ là vẻ ngoài hay cảm giác cầm tay, mà còn là cách hoạt động của thiết bị. Thiết kế, theo Jobs, cũng là cách để tạo ra thành công:
Nếu phải tìm ra kẻ đối nghịch hoàn toàn với tư tưởng (và con người) của Steve Jobs thì đó chắc chắn là Mike Lazaridis, cựu CEO, nhà sáng lập của RIM (BlackBerry).
Jobs học một học kỳ tại Reed, học vài môn tự do và thậm chí còn chưa có chuyên ngành. Mike Lazaridis cũng bỏ học, nhưng chỉ 2 tháng trước khi tốt nghiệp khoa kỹ thuật điện/khoa học máy tính tại Đại học Waterloo.
Jobs bỏ học để đi du lịch, Lazaridis bỏ để phát triển hệ thống điều khiển máy tính cho General Motors. Tiền dự án này được Lazaridis dùng để sáng lập RIM, còn Jobs thì dùng tiền bán xe Wolkswagen Microbus.
Nhà sáng lập của RIM được Hiệp Hội Hoàng gia Anh mô tả là "một nhà lãnh đạo, một nhà sáng chế và một kỹ sư đầy tài năng".
Vai trò kỹ sư của ông đóng góp rất nhiều vào BlackBerry, đặc biệt là khi xây dựng sự ổn định cho những chiếc smartphone có thể gửi email:
Hiểu rõ những giới hạn đã giúp BlackBerry tạo ra những tuyệt phẩm về mặt công nghệ: pin "trâu", hoạt động ổn định và tiết kiệm dữ liệu, BlackBerry làm vua smartphone trước khi iPhone ra đời.
Còn Steve Jobs, khi ra mắt iPhone tại Macworld ngày 9/1/2007, ông dành thời gian để trình diễn khả năng duyệt một trang web đầy đủ trên màn hình iPhone.
Theo đúng như nhận định và dự đoán của Mike Lazaridis, iPhone có thời lượng pin kém cỏi, cảm giác gõ phím dở tệ và đến khi có chợ ứng dụng thì gây nghẽn mạng nặng nề.
Trong vòng 1 năm đầu, iPhone bán được 6,1 triệu chiếc.
Tại sao lại có nghịch lý ấy? Bởi BlackBerry chế tạo điện thoại dựa trên hiểu biết về công nghệ - dựa trên những thứ Mike Lazaridis gọi là "giới hạn của vật lý".
Còn Steve Jobs, khác với BlackBerry hay Nokia, đã không để cho các nhà mạng được quyền định đoạt khả năng duyệt dữ liệu của smartphone. Ông không dựa vào hiểu biết kỹ thuật để định hình những gì smartphone có thể làm được.
Trái lại, tầm nhìn dành cho iPhone là khẩu hiệu đã được Jobs nhắc đi nhắc lại trên sân khấu ngày ra mắt: "Điện thoại, iPod, thiết bị liên lạc Internet".
Mọi đột phá công nghệ theo sau tầm nhìn của kẻ mù công nghệ. Các cử chỉ phóng to/thu nhỏ trang web đòi hỏi màn hình điện dung 3 lớp, loại bỏ cả bàn phím vật lý lẫn bút cảm ứng.
iPhone có sức mạnh tính toán, có hệ điều hành ngang tầm máy vi tính (rút gọn từ Mac OS X). Chính Lazaridis khi "mổ" iPhone đã thốt lên "Nếu thứ này thành công, chúng ta sẽ cạnh tranh với máy Mac chứ không phải là điện thoại".
Những cuộc cách mạng khác của Apple đều mang cùng một bản chất như iPhone: cho dù có đột phá công nghệ thì công nghệ vẫn là yếu tố thứ yếu. Thiết kế và trải nghiệm mới là yếu tố định đoạt.
Apple II: Là sản phẩm làm nên tên tuổi cho Táo Cắn Dở, Apple II ra mắt với 2 kiệt tác công nghệ: kiến trúc "mở" cho phép dễ dàng gắn linh kiện qua các "thẻ mở rộng" và ổ đĩa mềm do Steve Wozniak xây dựng từ linh kiện rẻ tiền.
Nhưng quyết định quan trọng nhất là của Jobs: tất cả đột phá phải đặt bên trong lớp vỏ lấy cảm hứng từ đồ gia dụng.
Jobs muốn tạo ra một chiếc máy tính đại chúng, không dành riêng cho những kẻ "cuồng công nghệ" mà là cho tất cả mọi người.
3 năm sau khi lên kệ, doanh số Apple II đạt 118 triệu USD. Không chỉ có người sành công nghệ, cả người dùng gia đình lẫn người dùng doanh nghiệp đã đến với cỗ máy dễ sử dụng (và đi kèm với một cuốn hướng dẫn rất chi tiết) của Táo.
Macintosh: không hề thiếu những đột phá công nghệ: chip Motorola 68000 32-bit, bo mạch "ép xung" từ 5MHz lên 8MHz và đồ họa 384 x 256 pixel, chip RAM 128kB có thể mở rộng bằng cách... hàn mạch.
Song, tất cả những đột phá về sức mạnh xử lý đều chỉ để phục vụ cho một mục đích duy nhất: hiển thị được giao diện đồ họa trực quan mà Jobs đã "học" từ Xerox.
Sức mạnh phần cứng được tối ưu để người dùng có thể di chuột, có thể di chuyển tới bất kỳ vị trí nào trên văn bản, có thể kéo thả khối màu trên màn hình...
Ngay lập tức, máy Mac khai phá ra một kỷ nguyên mới, nơi bất kỳ ai cũng có thể tạo ra những văn bản đẹp mắt.
Trong vòng 74 ngày, Mac bán được 50,000 chiếc - chỉ tiếc rằng, Bill Gates sẽ sớm copy Mac lên Windows và hưởng hết trái ngọt của cuộc cách mạng GUI.
iMac: Thắng cuộc tuyệt đối trước Macintosh, máy tính Windows vẫn xấu xí, vẫn mang trong mình toàn những cổng kết nối kém tiện dụng và nhìn chung là bắt buộc phải có modem ngoài mới có thể kết nối Internet.
iMac ra đời để giải quyết những vấn đề ấy và ngay lập tức trở thành cột mốc thúc đẩy cho sự phổ biến của chuẩn USB cũng như Ethernet (LAN).
Kết nối Internet giờ chỉ cần cắm dây vào máy tính. Nghe đơn giản với người dùng 2019, nhưng năm 1998, ý tưởng ấy đã giúp Apple thoát lỗ và khởi đầu hành trình đến cột mốc nghìn tỷ đô.
iPod: Ý tưởng iPod không nảy sinh từ những sáng tạo công nghệ như ổ cứng 1.8" của Toshiba hay kết nối FireWire tốc độ cao.
iPod ra đời trước hết vì Jobs muốn có máy nghe nhạc bổ trợ cho Mac, nhưng máy nghe nhạc trên thị trường thì quá dở, pin yếu, bộ nhớ thấp lại khó dùng.
Nhận thấy tiềm năng của một chiếc máy nghe nhạc thân thiện với người dùng, Jobs mới yêu cầu các kỹ sư tập trung các đột phá công nghệ để tạo ra iPod: bộ nhớ đệm giúp tăng thời lượng pin, ổ cứng 1.8" để giảm kích cỡ, phần mềm iTunes để copy và mua nhạc một cách dễ dàng.
Quan trọng nhất, ClickWheel ra đời vì người dùng lúc đó vẫn phải sử dụng các nút bấm thừa hưởng từ đầu đĩa CD, vốn không hề phù hợp với giao diện menu của máy nghe nhạc.
Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, 125.000 người dùng đã bỏ ra 400 USD chỉ để sở hữu trải nghiệm này.
MacBook Air: Khi Steve Jobs rút MacBook từ trong... phong bì, cả hội trường ồ lên ngỡ ngàng. Chiếc laptop siêu mỏng này kết hợp nhiều công nghệ lúc đó vẫn chưa phổ biến, ví dụ như SSD và trackpad đa điểm.
Thậm chí, Intel còn tùy biến Core 2 Duo để giảm 40% kích cỡ nhằm đưa vào thân hình dày chưa tới 2 cm.
Ngay cả lớp vỏ siêu mỏng cũng là một thành tựu của ngành công nghiệp chế tác: khởi nguồn của chiếc máy là một khối nhôm lớn, được máy CNC cắt gọt để tạo ra thân hình tuyệt mỹ.
Những điểm yếu về cổng kết nối hay tản nhiệt khiến Apple bị chỉ trích. Nhưng đổi lại, Jobs được tự hào nói: "Chỗ dày nhất vẫn mỏng hơn chỗ mỏng nhất của Sony TZ".
Những năm sau đó, các đối thủ Windows ồ ạt ra Ultrabook để chạy theo Apple. Thiết kế không còn là yếu tố thứ yếu: lần cuối trong đời, Jobs lại cách mạng thế giới PC.
iPad: Nếu nhìn từ góc độ công nghệ, iPad cũng có thể coi là một sản phẩm... ngớ ngẩn: đây chỉ là một chiếc iPhone phóng to, với những biểu tượng cỡ lớn và dễ sử dụng bằng ngón tay.
Khác với Tablet PC chạy Windows XP của Microsoft từ... 10 năm trước, iPad không thể kết nối thêm phụ kiện (chuột, phím) và cũng không thể sử dụng cho các công việc văn phòng hay các bản vẽ CAD.
Nhưng trước iPad, người dùng không thể nào tìm được một thiết bị cá nhân vừa có màn hình lớn, vừa gọn nhẹ, lại dễ sử dụng (bằng ngón tay) cho các nhu cầu giải trí đơn giản như xem phim, lướt web, đọc ebook/tạp chí hay... bắn chim vào lợn.
Sự nghèo nàn tính năng và thiếu thốn đột phá hóa ra lại là lợi thế để iPad bán được 3 triệu máy. Thật trớ trêu, cuộc cách mạng cuối đời của Jobs là đòn trả thù ngọt ngào cho người bạn-thù Bill Gates.
Người ta ghi nhớ Steve Jobs vì Apple. Ít người biết rằng, trong 12 năm Steve Jobs xa Apple, đối tượng được ông đặt lên trên tất cả lại là... những coder.
Đó là vào năm 1985, tranh đấu quyền lực không thành với CEO John Sculley, Jobs bỏ Apple và thành lập công ty máy tính mang tên NeXT.
Ngừng kinh doanh phần cứng vào năm 1993, NeXT chính là thất bại to lớn nhất của cả cuộc đời Jobs. Nhưng ngay cả thất bại ấy cũng có một ý nghĩa vô cùng to lớn với nhân loại: mạng World Wide Web ngày nay ra đời trên NeXT Cube của Steve Jobs.
Khi Jobs qua đời, Tim Berners-Lee, "cha đẻ của Internet" đã nói về "thiết bị Steve Jobs" được ít người ghi nhớ nhất:
Đúng vậy, một kẻ mù code đã tiên phong cho những đột phá giúp cho nghề code trở nên "dễ thở" hơn, đến mức chính cha đẻ của Internet cũng phải lên tiếng thán phục. Những di sản của NeXT có vai trò quan trọng lên thế giới lập trình sau này.
Với Objective-C, công ty của Jobs đã tìm ra hướng chuyển giao giữa ngôn ngữ lập trình dạng tuần tự rất phổ biến cùng thời lên ngôn ngữ hướng đối tượng.
AppKit là tiền khởi cho các bộ SDK giúp coder loại bỏ bớt các công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại để tập trung vào nghiệp vụ cốt lõi. Interface Builder cho phép lập trình viên xây dựng ứng dụng bằng cách kéo thả.
Đâu là bí quyết của Jobs? Trong một cuộc phỏng vấn với Rolling Stones vào năm 1996, ông nói công nghệ chỉ là thứ yếu:
8 năm kể từ ngày Jobs ra đi, khái niệm "công nghệ" đang ngày trở nên mờ nhạt. Một hệ thống IT quy mô đã trở thành yếu tố bắt buộc với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nhiều quốc gia thậm chí còn cân nhắc đưa code vào chương trình học bắt buộc.
Apple cũng đang đạt đến thời kỳ cực thịnh về công nghệ.
Không còn Jobs, Apple vẫn trở thành kẻ đi đầu cuộc chiến trợ lý ảo, vẫn có thể sáng tạo ra ngôn ngữ lập trình riêng, vẫn là thế lực thuộc top đầu về AI trên smartphone. Chip của Apple thiết kế được giới chuyên môn ngả mũ thán phục.
Tất cả những bước tiến ấy chỉ là để phục vụ cho những nhu cầu chẳng hề cao siêu. Siri ra đời để người dùng giao tiếp với điện thoại (và sau này là smartwatch, loa...) không cần dùng tay.
Chip mạnh, mạng neural là để chụp ảnh đẹp, để mở rộng không gian thực tại ảo. Cơ chế nhận diện khuôn mặt 3D dùng neuron ra đời vì dấu vân tay dễ làm giả, không thể phục vụ cho thanh toán di động.
Apple Watch: Những phần cứng ra mắt khi không còn Jobs cũng vậy. Apple Watch ra đời 3 năm sau ngày mất của Steve Jobs, khi trào lưu wearable đã lên ngôi với sự tham gia của cả Google.
Nhưng khác với Samsung hay Google đem cả bàn phím nhét vào màn hình đồng hồ, Apple Watch ra đời không phải là để thay thế smartphone: vòng xoay Digital Crown để duyệt menu dễ dàng, nút bấm cỡ lớn và Siri để tương tác nhanh (và thay thế cho bàn phím), cảm biến nhịp tim (và sau này là điện tâm đồ) giúp theo dõi sức khỏe.
Ra đời sau nhưng Apple Watch là chiếc smartwatch đầu tiên thực sự đem lại giá trị cho cuộc sống của con người, thay vì cố trở thành "nồi lẩu công nghệ".
Airpods: Gây xôn xao vì là tai nghe có chip riêng.
Nhưng mục tiêu của Apple khi làm chip không phải để khoe mẽ, mà để giải quyết những nhu cầu tai nghe tầm thường: làm thế nào để giảm còn ít dây nối nhất, đảm bảo kết nối ổn định nhất, chuyển từ laptop sang điện thoại dễ nhất và dùng pin được lâu nhất mà không quá nặng.
Nhận thấy Bluetooth "thường" không ăn thua, Apple mới tạo chip để đạt được những mục đích "bình thường" của mình.
Apple Watch lật đổ Rolex để trở thành thương hiệu đồng hồ số 1 thế giới vào năm 2007. Hiện tại, một nửa smartwatch bán ra thuộc về nhà Táo (Strategy Analytics).
Còn AirPods mới đây được Counterpoint thống kê chiếm tới 60% thị phần True Wireless, góp phần quan trọng giúp Apple vượt mặt Sony để chiếm ngôi vương thị trường tai nghe nói chung.
Câu chuyện "đặt con người lên trên" để thành công không chỉ có tại Apple. Đầu thập niên 2000, khi kinh doanh thương mại điện tử bùng nổ, các kỹ sư của gã khổng lồ này đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc mở rộng (scale) hệ thống.
Để cho các coder và đội IT của mình bớt... khổ, Amazon đã tiến hành chuẩn thức hóa khâu giao tiếp giữa các module hệ thống và hạ tầng xử lý.
Sau khi tiến hành chuẩn hóa xong, công ty của Jeff Bezos nhận ra rằng các dịch vụ chuẩn hóa giữa 2 bên code và hạ tầng có thể đem cho thuê.
AWS ra đời, điện toán đám mây bùng nổ.
Trào lưu quan trọng nhất của thế giới hi-tech trong thế kỷ 21 đã bắt nguồn khi Amazon nhận ra rằng, công nghệ có thể được sử dụng để giúp cuộc sống của con người - gồm cả người làm code - trở nên dễ dàng hơn.
Chạy trên AWS là Netflix. Công ty này có khởi nguồn là một dịch vụ cho thuê DVD và đến nay về bản chất vẫn là kẻ cho thuê video.
Khác biệt duy nhất chỉ là những gian đĩa DVD đã biến thành một mạng lưới phân phối nội dung khổng lồ, một bài học kinh điển về cách triển khai hệ thống trên mây.
Lùi sâu về lịch sử, băng từ có mặt từ đầu thập niên 60, nhưng gần 20 năm sau Walkman mới ra đời vì chủ tịch Sony Masaru Ibuka không thích dùng chiếc máy TC-D5 cồng kềnh.
Công nghệ CCD bị bỏ xó hàng năm trời cho đến khi một nhân viên Kodak tên là Steven Sasson nghĩ đến ý tưởng một chiếc máy ảnh không sử dụng các bộ phận cơ học phức tạp - nhiếp ảnh số ra đời.
Lùi về năm 2008, Facebook ra đời không phải vì Mark Zuckerberg quá thích thú với PHP hay Haystack, mà bởi chàng tỷ phú này muốn sinh viên Harvard có cuốn sách lưu ảnh, lưu thông tin của nhau.
Bao giờ cũng thế, công nghệ chạy theo phục vụ con người.
Vẫn cứ phải đặt nhu cầu và trải nghiệm của con người lên trên thì công nghệ mới có thể phát triển, mới có thể cách mạng được.
Tư tưởng ấy đã gắn với cả đời Steve Jobs: khi ông qua đời, Tim Berners-Lee, cha đẻ của Internet đã nói rằng "cả cộng đồng công nghệ nên nâng lên vai những gì mà Jobs, khát vọng và những sáng tạo của ông, đã cho chúng ta".
Tất cả được đúc rút trong một khởi điểm khiêm tốn: