Núi lửa St. Helens cao 2.250 mét, nằm trong "vòng cung lửa" bao quanh Thái Bình dương, cách Portland (thành phố của Mỹ) 88 km về phía Đông Bắc.
Đây được coi là núi lửa hoạt động mạnh nhất trong số 12 núi lửa còn hoạt động của Cascade Range – dãy núi lửa kéo dài từ bang Califonia đến bang Washington.
Kể từ tháng Ba năm 2016, các nhà khoa học đã phát hiện hơn 130 trận động đất có cường độ nhỏ ngay bên dưới núi lửa St. Helens, thậm chí có tới 40 trận xảy ra trong một tuần.
Những dấu hiệu trên chỉ ra rằng, St Helens – một trong 10 núi lửa đáng sợ nhất thế giới, đang chuẩn bị "oanh tạc" trở lại.
Hình ảnh về vụ phun trào của núi lửa St. Helens năm 1980 ở Mỹ.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, họ chưa phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu của một vụ phun trào sắp xảy ra, ngay cả là âm thanh phát ra từ ngọn núi.
St Helens là ngọn núi lửa nổi tiếng của Washington, gây chấn động toàn nước Mỹ với trận 'đại hồng thủy' năm 1980.
Đây được coi là thảm họa núi lửa tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ với sức "càn quét" khủng khiếp, các cột tro bụi bốc cao và kéo dài đến 1.000 dặm.
"Siêu núi lửa" St. Helens bất ngờ "thức giấc" vào năm 2004, phun hơi nước và tro lên đến 10.000 feet vào trong không khí.
"Kẻ hủy diệt" St. Helens này tiếp tục "trỗi dậy" vào tháng 1 năm 2008, và năm tháng sau đó, các nhà khoa học kết luận núi lửa St. Helens đã đi vào giấc ngủ.
Tuy nhiên, hiện nay rất có thể núi lửa khủng khiếp nhất nước Mỹ này sẽ hoạt động trở lại.
Bắt đầu từ ngày 14 tháng 3 năm nay, các nhà khoa học tại Đài quan sát núi lửa Cascades của Mỹ khảo sát địa chất đã phát hiện động đất cường độ thấp khoảng 1,2-4 dặm dưới núi lửa St. Helens.
Chỉ trong tám tuần qua, các chuyên gia hàng đầu cho biết đã có hơn 130 trận động đất, chủ yếu là ở cường độ 0,5 độ Richter hoặc ít hơn.
Hình ảnh từ đài quan sát cho thấy, các trân động đất nhỏ liếp xảy ra.
Qua mạng lưới khảo sát địa chấn, các trận động đất theo xu hướng "bầy đàn" này đang dần trở nên thường xuyên hơn ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Nhưng có lẽ do rung chấn không đủ mạnh để con người có thể cảm nhận ở bề mặt.
Liệu núi lửa St. Helens có phun trào trở lại?
Theo Erik Klemetti, một trợ lý giáo sư khoa học địa chất tại Đại học Denison đã giải thích trong blog rằng, các trận động đất đang xảy ra ngay dưới chân họ và đó có thể là một trong những dấu hiệu "trở lại" của núi lửa St. Helens.
Trong khi núi lửa đang ngủ, Magma ngược lại thì đang được đẩy lên. Các nhà khoa học dự đoán rằng Magma tăng do chúng phải chịu áp lực từ lớp vỏ xung quanh, đẩy chất lỏng thông qua các vết nứt và thúc đẩy dẫn đến các trận động đất nhỏ.
Cho đến nay, mặc dù chưa phát hiện được dấu hiệu bất thường từ đất hay bầu không khí nhưng những trận động đất nhỏ vẫn liên tiếp xảy ra. Điều này có nghĩa rằng hiện nay không có dấu hiệu của một vụ phun trào ‘tiềm năng".
Một mô hình tương tự đã được nhìn thấy tại núi lửa giữa năm 2013 và 2014, theo các chuyên gia cho biết thì quá trình "nạp năng lượng" của núi lửa có thể diễn ra trong nhiều năm trước khi chúng phun trào trở lại.
Cụ thể, núi lửa St. Helens đã hoạt động trở lại vào năm 2004 sau quá trình "ngủ" gần 20 năm. (Kể từ năm 1987).
Đặc biệt, trong tháng 9 năm 2004, núi lửa bị đánh thức do một trận động đất cạn và từ ngày 01 tháng 10, các vụ phun trào nhỏ tung tro bụi vào không khí.
St. Helens tiếp tục trở mình" trong 3 năm tiếp theo và tạo thành một mái vòm dung nham kì lạ trong miệng núi lửa.
Ngọn núi "khủng" bắt đầu "trầm tĩnh" kể từ năm 2008. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo rằng ngọn núi St. Helens có thể xảy ra một vụ phun trào bất ngờ mặc dù nó đang trong "kì nghỉ".
(Nguồn: Dailymail)