Sống "sang như vua" ở Bangladesh nhưng chỉ là thường dân khi ở Mỹ: Cần kiếm bao nhiêu tiền để lọt top 1% ở các quốc gia giàu có nhất thế giới?

Lê Anh |

Không cần quá nhiều tiền để sống như một vị vua ở Bangladesh hay lọt lop siêu giàu ở Ethiopia. Tuy nhiên, sẽ là một câu chuyện khác nếu ở Mỹ và UAE với cùng số tiền đó.

Số liệu năm 2020 cho thấy Mỹ là quốc gia giàu nhất trên thế giới.

Trong giai đoạn đỉnh điểm của COVID, Mỹ chứng kiến ​​mức tăng trưởng tài sản tài chính cao nhất do cắt giảm thuế và thị trường chứng khoán bùng nổ. Nhưng ai cũng biết rằng, sự thịnh vượng không được lan rộng.

Trên thực tế, khoảng cách thu nhập ngày càng rộng. Tài sản của các tỷ phú tăng vọt trong thời kỳ đại dịch. Dữ liệu từ Forbes cho thấy tính đến ngày 12/4 năm 2021, 719 tỷ phú của Mỹ sở hữu khối tài sản nhiều gấp 4 lần (4,56 nghìn tỷ USD) so với tất cả 165 triệu người Mỹ ở dưới cùng của bình diện kinh tế xã hội (1,01 USD nghìn tỷ). Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng xảy ra.

Trở lại năm 1990, các tỷ phú nắm giữ 240 tỷ đô la tài sản của đất nước, trong khi nửa số người có thu nhập thấp nhất có tổng cộng 380 tỷ đô la.

Sống sang như vua ở Bangladesh nhưng chỉ là thường dân khi ở Mỹ: Cần kiếm bao nhiêu tiền để lọt top 1% ở các quốc gia giàu có nhất thế giới? - Ảnh 1.

(Ảnh: Internet)

Khi người giàu ngày càng giàu và người nghèo ngày càng nghèo đi, Mỹ khó có thể trở thành đất nước mà mọi giấc mơ đều có thể trở thành hiện thực. Việc giữ vững lập trường của tầng lớp trung lưu đang ngày càng trở nên khó khăn hơn, chưa nói đến việc quản lý các hóa đơn và các chi phí khác của họ. Tuy nhiên, điều đó có thể tồi tệ hơn nếu bạn sống ở một đất nước khác? Nói cách khác, các khoản chi phí sinh hoạt liệu có rẻ hơn đáng kể khi ở những nơi khác không? Câu trả lời là hoàn toàn có.

GOBankingRates đã sử dụng dữ liệu từ World Inequality Database để tìm ngưỡng thu nhập của top 1% và 10% người có thu nhập cao nhất ở 25 quốc gia lớn trong năm 2019 tính bằng đô la Mỹ. Các quốc gia được chọn để đưa vào danh sách này dựa trên cơ sở GDP, dân số hoặc ngưỡng khung thu nhập đặc biệt cao của họ. Tất cả dữ liệu được thu thập và cập nhật kể từ ngày 11 tháng 6 năm 2021.

Dưới đây là số liệu thu nhập mà bạn cần có nếu muốn gia nhập giới siêu giàu ở 23 quốc gia trên thế giới.

1. Úc

Sống sang như vua ở Bangladesh nhưng chỉ là thường dân khi ở Mỹ: Cần kiếm bao nhiêu tiền để lọt top 1% ở các quốc gia giàu có nhất thế giới? - Ảnh 2.

(Ảnh: Internet)

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 1%: 219.931 USD

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 10%: 103.376 USD

Úc là quốc gia tiên phong trong tự do kinh tế kể từ ngày đầu của Chỉ số Tự do Kinh tế vào năm 1995. Năm 2019, GDP hàng năm của nước này là 1.356,21 tỷ đô la. Năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 6,9% nhưng sau đó đã ổn định một số, hiện ở mức 5,1%.

2. Bangladesh

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 1% : 42.746 USD

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 10%: 12.338 USD

Không cần quá nhiều tiền (tính theo đô la Mỹ) để sống như một vị vua ở Bangladesh. Năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp là 5,3% và hiện đang ở mức 6% .

3. Brazil

Sống sang như vua ở Bangladesh nhưng chỉ là thường dân khi ở Mỹ: Cần kiếm bao nhiêu tiền để lọt top 1% ở các quốc gia giàu có nhất thế giới? - Ảnh 3.

(Ảnh: Internet)

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 1% : 150.658 USD

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 10%: 34.751 USD

Theo Chỉ số Tự do Kinh tế, Brazil thuộc nhóm được hầu như không có tự do về kinh tế, nợ nần chồng chất. Chỉ số sức khỏe tài chính kém và gần như bị tàn phá bởi các đợt bùng phát COVID. Quốc gia này giữ tỷ lệ thất nghiệp đáng kinh ngạc 14,7% .

4. Canada

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 1% : 268.197 USD

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 10%: 107.026 USD

Theo Chỉ số Tự do Kinh tế, nền kinh tế Canada nằm ở top trên khi nói về mức độ tự do kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp là khoảng 8,2%.

5. Trung Quốc

Sống sang như vua ở Bangladesh nhưng chỉ là thường dân khi ở Mỹ: Cần kiếm bao nhiêu tiền để lọt top 1% ở các quốc gia giàu có nhất thế giới? - Ảnh 4.

(Ảnh: Internet)

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 1%: 121.168 USD

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 10%: 44.182 USD

Trung Quốc là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng theo Chỉ số Tự do Kinh tế, đất nước này hầu như không tự do kinh tế và tình trạng tài khóa đang xuống dốc trầm trọng. Tỷ lệ thất nghiệp ở đây là khoảng 13% vào tháng 2 năm 2021, với việc người trẻ đang vật lộn để tìm việc làm trong giai đoạn COVID như hiện nay.

6. Ai Cập

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 1%: 152.424 USD

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 10%: 39.906 USD

Theo Chỉ số Tự do Kinh tế, Ai Cập đã cải thiện điểm số tự do kinh tế của mình trong ba năm qua, nhưng nước này vẫn cần cắt giảm nợ công và nâng cao tỷ lệ quyền sở hữu tài sản và các chỉ số pháp quyền khác.

7. Ethiopia

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 1%: 35.868 USD

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 10%: 8.381 USD

Với 8000 đô la Mỹ ở Ethiopia có thể đưa bạn vào nhóm 10% những người có thu nhập cao nhất. Theo Chỉ số Tự do Kinh tế, Ethiopia là đất nước hầu như không tự do kinh tế và có thể được hưởng lợi từ việc trẻ hóa nền dân chủ đa đảng. Tỷ lệ thất nghiệp ở Ethiopia hiện vào khoảng 2,1%.

8. Pháp

Sống sang như vua ở Bangladesh nhưng chỉ là thường dân khi ở Mỹ: Cần kiếm bao nhiêu tiền để lọt top 1% ở các quốc gia giàu có nhất thế giới? - Ảnh 5.

(Ảnh: Internet)

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 1% : 251.865 USD

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 10%: 92.016 USD

Theo Chỉ số Tự do Kinh tế, Pháp thuộc nhóm gần như tự do về kinh tế và đang nỗ lực để giảm tỷ lệ thất nghiệp hiện đang ở mức 8% .

9. Đức

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 1%: 327.069 USD

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 10%: 100,996 USD

Cao hơn cả Pháp là nước láng giềng Đức. Theo Chỉ số Tự do Kinh tế, Đức đang tiến gần hơn đến tự do kinh tế nếu chính phủ cắt giảm chi tiêu và nới lỏng luật lao động nghiêm ngặt. Tỷ lệ thất nghiệp của Đức là khoảng 6%.

10. Ấn Độ

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 1% : 93.917 USD

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 10%: 14.077 USD

Theo Chỉ số Tự do Kinh tế, Ấn Độ hầu như không tự do về kinh tế và sẽ cần cải cách sâu rộng hơn để cải thiện sức khỏe tài khoá. Bị suy giảm bởi COVID, theo ấn phẩm Triển vọng kinh tế (Economic Outlook) của OECD năm 2021, nền kinh tế Ấn Độ giảm 7,7% vào năm 2020. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức khoảng 8,7%.

11. Indonesia

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 1% : 113.939 USD

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 10%: 30.544 USD

Theo Chỉ số Tự do Kinh tế, nền kinh tế Indonesia đang dần vươn lên trở thành một nền kinh tế tự do hơn, nhưng cần nhiều hơn nữa các biện pháp của chính phủ để giảm tham nhũng và hiện đại hóa các quy định đầu tư .

12. Ý

Sống sang như vua ở Bangladesh nhưng chỉ là thường dân khi ở Mỹ: Cần kiếm bao nhiêu tiền để lọt top 1% ở các quốc gia giàu có nhất thế giới? - Ảnh 6.

(Ảnh: Internet)

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 1% : 207.748 USD

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 10%: 78.923 USD

Theo Chỉ số Tự do Kinh tế, nền kinh tế ở Ý gần như tự do, nhưng chi tiêu chính phủ cao đang kìm hãm sự phát triển này. Tỷ lệ thất nghiệp của Ý dao động ở mức khoảng 9,2% vào năm 2020 một phần do tác động của Covid.

13. Nhật Bản

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 1% : 240.301 USD

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 10%: 89.643 USD

Theo Chỉ số Tự do Kinh tế, Nhật Bản thuộc nhóm gần như tự do kinh tế. Trở ngại lớn duy nhất của quốc gia này là chi tiêu chính phủ cao. Năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản giữ ở mức khoảng 2,34%.

14. Hàn Quốc

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 1% : 234.887 USD

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 10%: $ 79.531 USD

Hàn Quốc gần như tự do kinh tế với lực lượng lao động hàng đầu và khả năng đổi mới to lớn. Nhưng vẫn còn một số dấu hiệu tham nhũng đang diễn ra cần được giải quyết để nền kinh tế phát triển tốt hơn . Trong khi đó, Triều Tiên thuộc nhóm hầu như không có sự tự do về kinh tế trên thế giới .

15. Mexico

Sống sang như vua ở Bangladesh nhưng chỉ là thường dân khi ở Mỹ: Cần kiếm bao nhiêu tiền để lọt top 1% ở các quốc gia giàu có nhất thế giới? - Ảnh 7.

(Ảnh: Internet)

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 1% : 187.917 USD

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 10%: 51.709 USD

Theo Chỉ số Tự do Kinh tế, Mexico là một nền kinh tế tự do ở mức vừa phải, nhưng các vụ bê bối của chính phủ đã khiến đất nước không còn ổn định. Một cuộc cải tổ nghiêm túc về tính liêm chính trong chính phủ và làm sạch tệ nạn tham nhũng đang được thực hiện. Tính đến tháng 3 năm 2021, Mexico có tỷ lệ thất nghiệp là 4,43% .

16. Nigeria

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 1% : 87,331 USD

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 10%: 23,638 USD

Theo Chỉ số Tự do Kinh tế, nền kinh tế Nigeria hầu như không tự do về kinh tế với ​​sự bất ổn chính trị cực độ, các chính sách thất bại và các mối đe dọa an ninh nghiêm trọng. Tỷ lệ thất nghiệp của Nigeria đã tăng vọt trong 5 năm qua khi nền kinh tế phải trải qua những cuộc suy thoái và hiện ở mức 33% - tỷ lệ cao thứ hai trong danh sách toàn cầu .

17. Pakistan

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 1% : 70.024 USD

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 10%: $ 16.058 USD

Thuộc nhóm gần như không tự do về kinh tế, tương lai Pakistan có vẻ không quá tươi sáng. Đất nước này sẽ còn phải đối mặt với nợ nần chồng chất và tham nhũng triền miên .

18. Philippines

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 1% : 102.436 USD

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 10%: 26,512 USD

Theo Chỉ số Tự do Kinh tế, Philippines thuộc nhóm tự do kinh tế, nhưng nước này có một số thách thức đáng kể xung quanh những điểm yếu trong hệ thống tư pháp và nạn tham nhũng thường niên với phản ứng chậm chạp của chính phủ . Tính đến tháng 4 năm 2021, tỷ lệ thất nghiệp ở Philippines là 8,7% - tương đối thấp so với tỷ lệ thất nghiệp trong quá khứ của nước này .

19. Liên bang Nga

Sống sang như vua ở Bangladesh nhưng chỉ là thường dân khi ở Mỹ: Cần kiếm bao nhiêu tiền để lọt top 1% ở các quốc gia giàu có nhất thế giới? - Ảnh 8.

(Ảnh: Internet)

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 1% : 174.753 USD

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 10%: 44,195 USD

Theo Chỉ số Tự do Kinh tế, Nga gần như tự do về kinh tế. Để tiến đến tự do hơn nữa, chính phủ cần phải tự do hóa quy tắc đầu tư của mình và tăng cường pháp quyền, trong số những thứ khác. Tính đến tháng 4 năm 2021, tỷ lệ thất nghiệp của Nga ở mức 5,2% .

20. Singapore

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 1% : 627,111 USD

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 10%:193.352 USD

Singapore là quốc gia có nền kinh tế ổn định, không có nợ nước ngoài và doanh thu của chính phủ cao . Theo Chỉ số Tự do Kinh tế, Singapore được xếp hạng là nền kinh tế tự do nhất trên thế giới.

21. Vương quốc Anh

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 1% : 255.019 USD

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 10%: 84,900 USD

Theo Chỉ số Tự do Kinh tế, Vương quốc Anh có nền kinh tế thuộc nhóm gần như tự do, thông qua các cơ hội hậu Brexit, Anh còn có thể phát triển hơn nữa. Vào tháng 4 năm 2021, tỷ lệ thất nghiệp ở Anh giảm xuống còn 4,7%, mức thấp nhất kể từ mùa hè năm 2020 .

22. Mỹ

Sống sang như vua ở Bangladesh nhưng chỉ là thường dân khi ở Mỹ: Cần kiếm bao nhiêu tiền để lọt top 1% ở các quốc gia giàu có nhất thế giới? - Ảnh 9.

(Ảnh: Internet)

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 1% : 506.752 USD

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 10%: 138.475 USD

Hoa Kỳ thuộc nhóm gần như tự do về kinh tế - nhưng quốc gia này vẫn chỉ đứng ở vị trí thứ 20 trong danh sách các nền kinh tế tự do. Trở ngại lớn nhất của Mỹ vẫn là chi tiêu chính phủ cao và mức nợ hoàn toàn không khả thi. Tính đến tháng 5 năm 2021, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ là 5,8% .

23. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE)

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 1% : 689.468 USD

Thu nhập trước thuế hàng năm để lọt top 10%: 223.955 USD

Chào mừng bạn đến với quốc gia giàu có nhất ở Trung Đông – Đây cũng là quốc gia đòi hỏi bạn phải có nguồn thu nhập cao hơn nữa để có cơ hội được xếp vào top "siêu giàu" ở đây. Nền kinh tế UAE có thể phát triển tốt hơn nếu nước này bớt phụ thuộc vào lĩnh vực hydrocacbon và cởi mở hơn với đầu tư nước ngoài.

(Theo gobankingrates)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại