Sống kỷ luật như Càn Long đế: Sáng dậy lúc 4 giờ, ngày chỉ ăn đúng 2 bữa, thị tẩm cũng phải theo giờ giấc

Trung Hạ |

Là một vị Hoàng đế giỏi giang và khác biệt, Càn Long đã rất siêng năng từ khi còn là hoàng tử.

Hoàng đế thời phong kiến sở hữu quyền lực tối cao, nhưng muốn đứng trên vạn người cũng không phải chuyện dễ dàng. Dù sinh ra trong hoàng thất nhưng Hoàng đế vẫn phải đối mặt với nhiều chuyện mà bản thân không thể kiểm soát được. Vậy, các Hoàng đế thời xưa đã trải qua một ngày như thế nào?

Nói về nhà Thanh, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, chúng ta không thể không nhắc đến Càn Long, vị Hoàng đế sau Khang Hy và Ung Chính, người rất cần mẫn và quan tâm đến dân chúng. Trong thời kỳ trị vì của ông, nhà Thanh đã đạt đến đỉnh cao trong phát triển đất nước. Là một vị Hoàng đế giỏi giang và khác biệt, Càn Long đã rất siêng năng từ khi còn là hoàng tử.

Sống kỷ luật như Càn Long đế: Sáng dậy lúc 4 giờ, ngày chỉ ăn đúng 2 bữa, thị tẩm cũng phải theo giờ giấc - Ảnh 1.

Kể từ đó, ông luôn duy trì thói quen dậy lúc 4 giờ sáng mỗi ngày. Sau khi Hoàng đế Càn Long thức dậy, các thái giám và cung nữ sẽ lo việc chải chuốt, mặc quần áo cho ông. Trong khoảng thời gian này, thái giám (thường là thái giám tổng quản) như thường lệ báo cáo ngắn gọn cho Càn Long về công việc triều đình trong ngày, để Hoàng đế có cái nhìn tổng quan.

Sau khi thay quần áo xong, Hoàng đế đã sẵn sàng dùng bữa sáng. Theo chế độ của nhà Thanh, một bữa ăn của Hoàng đế thường có ba khâu, đó là truyền thiện, tiến thiện và dùng thiện ("thiện" là bữa ăn của Hoàng đế). Vì thói quen ăn uống của người Mãn Châu là chỉ ăn hai bữa chính, sáng và tối, nên Hoàng đế Càn Long phải ăn sáng đúng giờ, sau đó ngồi trên liệu đến cung lên triều buổi sáng.

Theo ghi chép lịch sử, thời điểm thượng triều của nhà Thanh là sáng sớm, tức là vào khoảng 7 giờ sáng. Trong hoàn cảnh bình thường, thời gian Hoàng đế lên triều xử lý công việc là từ 7 đến 9 giờ sáng.

Sống kỷ luật như Càn Long đế: Sáng dậy lúc 4 giờ, ngày chỉ ăn đúng 2 bữa, thị tẩm cũng phải theo giờ giấc - Ảnh 3.

Xử lý công việc triều chính cũng được chia thành hai loại: Chính vụ hàng ngày và chính vụ đặc biệt. Thượng triều, hạ triều trong ngày bình thường là chính vụ hàng ngày. Họp triều quy mô lớn, sinh nhật Hoàng đế, đại hôn hay lễ đăng cơ là chính vụ đặc biệt.

Đồng thời, Hoàng đế Càn Long sẽ tìm vài vị đại thần giúp giải quyết chuyện triều chính, chẳng hạn như người thuộc Nghị chính xứ, Nội các và Quân cơ xứ… để thảo luận, xử lý những vấn đề tồn tại trong nước và các việc cần giải quyết ngay lập tức...

Sau khi mọi việc đã xong, Hoàng đế Càn Long dùng bữa tối. Và giờ ăn tối này rất khác so với thời hiện đại của chúng ta. Trong "Quốc triều cung sử" có ghi chép rằng các Hoàng đế thường phải bận rộn từ sáng sớm đến trưa, thời gian ăn bữa tối của họ thường được sắp xếp và lúc 1-2 giờ chiều.

Còn về thời gian buổi chiều, Hoàng đế Càn Long cũng phải tuân theo quy luật sinh hoạt. Thông thường sau bữa tối, ông lại ngồi trong phòng làm việc để phê duyệt tấu chương do các bộ và quan chức địa phương đệ trình. Sau khi những nhiệm vụ này hoàn thành, thời gian vui chơi giải trí trong ngày của Hoàng đế mới thực sự bắt đầu.

Sống kỷ luật như Càn Long đế: Sáng dậy lúc 4 giờ, ngày chỉ ăn đúng 2 bữa, thị tẩm cũng phải theo giờ giấc - Ảnh 5.

Thời gian này bao gồm việc đọc sách, kiểm tra bài tập của các hoàng tử, làm thơ hoặc cùng phi tần xem Kinh kịch.

Nếu buổi tối Hoàng đế đói bụng, tùy theo tình hình sẽ cho người dâng thêm món ăn nhẹ. Cho đến 7-9 giờ tối, Hoàng đế Càn Long cũng có thể thư giãn bằng cách đọc kinh Phật. Rồi đến 10 giờ tối, Hoàng đế tiếp tục phê duyệt một loạt tấu chương. Sau đó là thị tẩm (nếu có nhu cầu) và đi ngủ, xem như một ngày kết thúc.

Trên thực tế, ngoại trừ Hoàng đế Càn Long nhà Thanh, các Hoàng đế của các triều đại đều có cuộc sống khác nhau nhưng hầu hết đều có những điểm tương đồng. Ví dụ, vào thời xưa, các Hoàng đế phải thực hiện các nghi lễ nhịn ăn và tắm rửa trước khi thờ phụng để bày tỏ lòng thành kính với trời.

Chúng ta đều biết Càn Long yêu thích giải trí và và nổi tiếng "ăn chơi". Nhưng trong lúc đi Nam tuần ngắm cảnh, ông cũng không quên xử lý chuyện triều chính, ngay cả chuyện thị tẩm cũng phải có giờ giấc đàng hoàng, chứ không phải cứ muốn là được.

Vì vậy, khi người hiện đại thường ghen tị với các vị Hoàng đế thời xưa vì sự giàu có và quyền thế, nhưng thật khó để tưởng tượng làm Hoàng đế vất vả như thế nào. Ngày thường có rất nhiều cung nữ và thái giám phục vụ, nhưng đó là vì công việc của Hoàng đế quá mệt mỏi, cần thêm người giúp đỡ, cho đến khi băng hà mới về hưu.

Nguồn: Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại