Không gian rộng lớn khiến khí trường cơ thể bị hư tổn
Qua nhiều nghiên cứu về phong thủy, không gian nhà ở mà rộng lớn quá, khí trong thân thể sẽ bị hư tổn.
Nếu như năng lượng trong thân thể cứ mãi ở trong trạng thái tỏa ra bên ngoài, thì khi người đang ngủ say, tự thân khí này sẽ ở trong tình trạng suy nhược nhất dẫn đến xuất hiện các triệu chứng như hay gặp ác mộng, mẫn cảm, tinh thần hoảng hốt, tính cách yếu nhược, dễ bị trúng tà, đa sầu đa cảm,...
Có thể hiểu đơn giản qua ví dụ nhỏ: Trong một căn phòng rộng 10 mét vuông mà lắp một bộ máy điều hòa, thì chỉ nửa giờ sau, căn phòng sẽ trở nên mát mẻ hẳn lên, nhưng nếu đem bộ máy điều hòa này đặt ở căn phòng 100 mét vuông, thì hiển nhiên không có tác dụng gì lớn cả.
Con người ta cũng giống như bộ máy điều hòa này vậy, căn phòng càng lớn, thì năng lượng mà cơ thể hao tổn cũng sẽ nhiều hơn.
Vậy nên, người ở trong căn phòng rất lớn sẽ khó ngủ hơn so với khi ở trong căn phòng nhỏ. Thật ra hiện tượng này chính là vì năng lượng không cân xứng mà tạo thành.
Một ví dụ khác nữa, khi ngủ ta cần phải đắp chăn, bản thân tấm chăn vốn không hề có độ ấm gì cả, nhưng lại có thể giữ ấm, chính là vì khi thân thể người và tấm chăn đã phát sinh sự trao đổi năng lượng, tấm chăn sẽ tồn trữ lại nhiệt lượng mà cơ thể tỏa ra bên ngoài, khiến cho năng lượng trong thân thể người ta không bị tiêu hao mau lẹ, vậy nên đó là nguyên nhân khiến chúng ta không cảm thấy lạnh khi đắp chăn.
Chú trọng "tàng phong tụ khí", đặc biệt trong phòng ngủ
Học thuyết phong thủy rất chú trọng “tàng phong tụ khí”, tức là giữ được gió và tụ được khí. “Khí” ở đây chính là từ trường có lợi từ vũ trụ, địa lý, được thu nạp để chúng ta sử dụng.
Căn nhà nếu như có thể tụ khí, sẽ giảm thiểu được việc tổn hao dương khí của cơ thể ra bên ngoài.
Thế giới tâm linh của một người khi ở trong không gian nhỏ mà tụ được khí thì sẽ dễ dàng an tĩnh xuống được, ngược lại nếu như ở một nơi rộng rãi, “tứ diện bát phong”, thì rất khó được yên tĩnh dù chỉ là một khắc.
Ở trong nhà, tại sao trẻ em đều thích chơi ở trong những không gian chật hẹp như: phía sau cánh cửa, dưới gầm bàn, góc tường, v.v…đây là vì từ trường của trẻ rất yếu.
Nếu chúng ở trong không gian nhỏ hẹp, thì sau khi từ trường trong thân thể trao đổi với môi trường bên ngoài thì sẽ có thể mau chóng đạt đến sự cân bằng, do vậy trẻ sẽ có cảm giác an toàn.
Vậy mới nói, trong không gian nhỏ, khí trường xoay chuyển quanh thân thể người ta; còn trong không gian rộng lớn, thì chính là cơ thể phải chạy theo sự xoay chuyển của khí trường.
Căn nhà ngoài diện tích không quá lớn ra, diện tích phòng ngủ cũng không nên lớn quá, phòng ngủ lớn quá cũng chẳng khác gì nhà ở quá lớn.
Các vị hoàng đế thời xưa là những người giàu có bậc nhất thiên hạ, nhưng chỗ ngủ của họ lại không hề quá lớn.
Trong cố cung với diện tích rộng 720.000m2, vậy mà phòng ngủ của hoàng đế chỉ vỏn vẹn không quá 10m2, “long sàng” của vua chúa lại chỉ bằng chiếc giường ngủ thông thường của dân.
Hơn nữa, khi hoàng đế ngủ, trước giường còn phải thả hai tấm mành, không gian càng trở nên nhỏ hẹp hơn nữa, đây chính là cái mà người ta gọi là tụ khí, quả thật nó có thể giữ cho “long thể” khỏe mạnh.
Xem ra, căn phòng nhỏ có lợi trong việc khống chế dòng chảy của khí, khiến luồng khí trong phòng ngủ có thể phù hợp với tốc độ vận hành của khí trong thân thể người, điều này mới được coi là phong thủy tốt, đồng thời cũng phù hợp với đạo dưỡng sinh.
Còn có một điểm nữa về không gian ở thì không chỉ là mặt bằng không nên lớn quá, mà độ cao cũng không nên cao quá.
Chắc hẳn rằng mọi người đều từng thăm viếng chùa chiền, điện Thần, giáo đường, thấy rằng chiều cao không gian của những công trình kiến trúc này khá là cao lớn, khi ngẩng đầu nhìn lên sẽ khiến người ta sinh ra cảm giác kính ngưỡng trong tâm.
Có một cách nói như thế này, những công trình kiến trúc vượt qua tiêu chuẩn giới hạn của con người, chính là không gian của Thần. Nơi ở bình thường của người dân, chiều cao trên 2m hoặc không đến 3m là được rồi.
Bên trong nhà ở cần phải bố trí sao cho được “tàng phong tụ khí” vậy.
Trước hết không để cho luồng khí trong nhà hình thành sự đối lưu.
Ví dụ như cánh cổng chính đối diện với ban công, cửa sổ Nam Bắc, Đông Tây không được đối trùng với nhau, bởi vì bố cục này sẽ khiến luồng khí lưu thông quá nhanh, khí sẽ may tản mất những từ trường có lợi, không đạt được vượng khí (nhiều khí tốt lành).
Vả lại, khi mở cửa sổ đừng nên mở đối ứng nhau, nếu mở cửa sổ hướng Nam, thì có thể mở thêm cửa sổ hướng Đông hoặc hướng Tây, chứ không thể mở cửa sổ hướng Bắc.
Tóm lại là để cho những luồng khí đi vào có phần linh động mà quay vòng trở lại chứ không đi mất, như vậy mới có thể khiến cho vượng khí nạp vào khởi tác dụng ‘nâng đỡ’ chủ nhà, đạt đến yêu cầu phong thủy của ngôi nhà “khí xoay chuyển vòng quanh là hữu tình, cũng là điềm lành vậy”.
Liên quan đến việc hiểu biết về việc giữ được gió tụ được khí, thì cần mọi người nhận thức một cách kỹ lưỡng, chỉ cần nắm cho vững ý nghĩa và nội hàm của chữ “tàng” (cất giữ) này, thì sẽ có thể có được một nơi ở tốt với khí trường ổn định.