Sông Amazon dài như thế mà tại sao không có bất kỳ một cây cầu nào cả?

Mỹ Huyền |

Sông Amazon là con sông lớn nhất thế giới tính tới thời điểm hiện tại. Nhưng, không có một cây cầu nào bắc qua con sông hùng vĩ này.

Sông Amazon dài hơn 6920 km, bắt nguồn từ dãy Andes ở phía tây Nam Mỹ chảy qua một vùng châu thổ khổng lồ rồi đổ vào Đại Tây Dương. Khoảng 25 triệu người sống ven bờ sông trải rộng ở Brazil, Peru và Colombia. Họ có thể sống ở thành phố hay trong các bộ lạc nhỏ bé, nhưng tất cả đều có một điểm chung:

Nếu muốn băng qua bờ sông bên kia, họ phải chèo thuyền hoặc đi phà. Không có đường vượt qua sông Amazon – nó chia toàn bộ lục địa Nam Mỹ thành hai phần.

Hầu hết chiều dài sông Amazon, không phải chỗ nào mặt sông cũng quá rộng nên không thể xây cầu, nhưng đó là mùa khô. Vào mùa mưa, sông dâng cao hơn 9 m và mặt sông mở rộng khoảng 48 km chỉ trong vòng vài tuần.

Lớp trầm tích mềm tích tụ ở bờ sông liên tục bị xói mòn, dòng sông chứa đầy các mảng đất đá, bao gồm cả những đảo thực vật nổi được gọi là "matupás" – có đảo rộng gần 4,5 ha. Đây là cơn ác mộng tồi tệ nhất của các kỹ sư xây dựng.

Nhưng nguyên nhân thực tế cho việc thiếu cầu là lưu vực sông Amazon có rất ít đường để cầu kết nối. Mật độ dày đặc của rừng mưa nhiệt đới phân tách một vài thành phố lớn, và bản thân con sông đã là đường giao thông chính cho người dân di chuyển qua khu vực.

Sông Amazon dài như thế mà tại sao không có bất kỳ một con sông nào cả? - Ảnh 1.Anh: Getty Images

Thành phố Macapá có nửa triệu dân – nằm ở phía bắc của châu thổ sông Amazon – nhưng không có lẩy nổi một con đường để kết nối nó với phần còn lại của Brazil. Nếu bạn đến thành phố này và thuê một chiếc xa, hướng duy nhất để lái đến là phần đất Guyana thuộc Pháp ở phía bắc.

Trong nhiều năm, giao thông bằng phà giữa Manaus và Iranduba (Brazil) diễn ra chập chạm và ngày càng đông đúc. Việc vượt sông khiến mỗi hành khách tốn đến 30 đô la. Vì thế, năm 2010, Brazil đã xây dựng một cây cầu dài 3,2 km kết nối hai thành phố.

Trên lý thuyết, cây cầu này không bắc qua dòng chính của Amazon mà là qua Rio Negro – chi lưu lớn nhất của sông Amazon. Dù sao thì người dân cũng rất vui mừng với cây cầu đầu tiên của toàn bộ hệ thống sông Amazon.

Tuy nhiên, các nhà hoạt động môi trường không ủng hộ dự án cao tốc và cầu Manaus mới. Trong quá khứ, xây dựng đường trong Amazon là bước đầu tiên để phát triển và phá rừng.

Nguồn bài CNN Traveler

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại