Mối tình mang lại sự đau đớn
Tại kinh thành, trong nhà thân vương Interr có thuê một gia sư kiêm thầy thuốc trẻ tên là Taita. Taita là một người thông minh, kiến thức rộng, giỏi y lý, tướng số và cả kiến trúc, hội họa. Nhiệm vụ chính của ông là dạy học văn hoá, âm nhạc, hội họa cho tiểu thư Nóterrit, con gái của Interr.
Chàng Taita 26 tuổi, có nước da rám nắng, mũi cao hơi khằm, miệng rất tươi, nói chuyện cuốn hút. Taita tự biết rằng cuộc đời mình luôn "cận quý" (gần gũi những người sang trọng, quyền thế) vì trán có những nếp nhăn - văn hình làn sóng, nhưng Taita cũng buồn vì mắt bị "lộ quang" (ánh mắt quá rõ), giọng nói hơi giống âm thanh thiếu nữ nên sau này dễ gặp điều bất đắc chí.
"Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén". Chàng Taita cuối cùng đã phải lòng cô chủ của mình, bèn viết những vần thơ nồng nhiệt cho cô chủ và vẽ cả cô chủ để tặng người đẹp bề trên của mình.
Thật không may cho Taita, cô chủ 20 tuổi chỉ nói có cảm tình mà chưa kịp phản ứng gì thì cha cô ta đã ra tay trước. Ngài Interr ra lệnh cho thủ hạ bắt và dùng cung hình (thiến) với chàng Taita bất hạnh.
Đau đớn, tủi nhục, Taita rất buồn, đúng lúc đó Tahmoud - viên tướng trẻ, bạn của Taita từ mặt trận trở về. Khi đến thăm Taita, tình cờ Tahmoud gặp Nóterrit và 2 người phải lòng nhau ngay lập tức. Hai người thề thốt yêu nhau trọn đời, không bao giờ chia lìa nhau.
Một hôm, hoàng đế Mahmoud ngồi kiệu dạo chơi trong kinh thành, nhân dịp lễ hội. Thân vương, quý tộc tham gia lễ hội cùng dân chúng rất đông vui. Ánh mắt của vua Mahmoud chợt dừng lại ở một người con gái đẹp tuyệt trần đang cúi đầu bẽn lẽn.
Hoàng đế truyền dừng kiệu, bước lại gần, sau khi quan sát thêm, hỏi họ tên, ngài phán: Nàng Nóterrit, ta muốn cưới nàng làm vợ. Nóterrit lặng người không biết đáp sao cho phải lẽ, trong khi cha nàng thì vui sướng tột bậc, ông ta vội quỳ trước mặt hoàng đế Mahmoud cám ơn nồng nhiệt.
Taita vội đến báo cho dũng tướng Tahmoud bạn của mình và khuyên tốt nhất là hãy binh biến tiêu diệt Mahmoud để vừa khỏi mất vợ chưa cưới vừa có được ngai vàng tôn quý.
Tahmoud từ chối mà rằng: "Ta không thể, vì nếu làm thế thì trong mắt nàng Nóterrit ta chỉ là kẻ bất trung, bất nghĩa". Taita thở dài: "Nếu vậy thì bạn không chỉ mất người yêu mà tính mạng e cũng khó giữ".
Quả nhiên, trong ngày cưới của mình, trước đông đủ bá quan, Mahmoud công bố lệnh bắt Tahmoud vì tội tham nhũng quân lương và truyền đem treo cổ trước quảng trường.
Rất may là trước đó Taita nhìn xa đã ngầm thông báo cho một nhóm công chúng và các nhân sĩ tiến bộ, cảm tình với Tahmoud đến quảng tường chúc mừng đám cưới hoàng đế, đồng thời đề phòng bất trắc.
Khi Tahmoud bị vệ sỹ của hoàng đế giải đi hành tội, lập tức đám công chúng biết Tahmoud là một viên mãnh tướng, nhân cách tốt, đã đánh đuổi ngoại xâm, trừng trị bọn tham quan áp bức dân chúng... vội la ó phản đối mạnh mẽ. Họ xin gặp hoàng đế và bằng những lý lẽ thuyết phục họ đã bảo vệ thành công vị anh hùng của mình.
Trong sâu thẳm tâm can, hoàng hậu Nóterrit rất cám ơn Taita, nàng vội xin vua ban cho đặc ân là xóa thân phận nô lệ cho Taita, cho phép anh trở thành người tự do. Song Taita không nhận, anh xin được làm người nô lệ trung thành suốt đời, phục vụ cô chủ Nótterrit của mình, Nóterrit vui vẻ đồng ý.
Sự quay lưng của số phận
Tuy nhiên, số phận của Taita, người có những văn nếp nhăn như làn sóng, có vẻ ngày càng gặp nhiều thăng trầm. Người xưa cho rằng: Nếu trán ai có những nếp nhăn như làn sóng bị đứt đoạn, dập dờn, gọi là thuỷ văn thì trong đời chủ yếu sống gần gũi người quyền quý.
Nếu trán chỉ có một đường chạy dài không đứt khúc gọi là "xuất thân đầu địa" thì đường công danh hanh thông: Nếu có 2 vết nhăn chạy dài, song song thì đầu đời vất vả, sau đó thành đạt.
Nếu có 3 vết nhăn chạy dài, ở giữa có một vết nhăn chiều thẳng đứng gọi là "Vương văn" dễ có địa vị tôn quý. Nếu chỉ có 3 vết nhăn chạy dài là người có trí tuệ, suy nghĩ chắc chắn, địa vị ổn định.
Đối với người có vết nhăn theo chiều dọc thẳng đứng thì: Có 3 đường nhăn dọc giữa trán trên ấn đường (nếu cũng sáng, cao) gọi là "xuyên tự văn" là người có thể thành đạt ngay từ niên thiếu nhờ phúc lộc tổ tiên.
Nếu có 2 đường nhăn dọc dính với ấn đường (phải sáng, hồng) thì dễ thành công về văn học nghệ thuật. Nếu chỉ có 1 vệt dọc nằm ngay giữa trán gọi là "Huyền trâm văn" sẽ gặp nhiều phiền muộn.
Tiếc thay, Taita tuy "cận quý" nhưng bị phá, hãm bởi ánh mắt, giọng nói nên bị thiến, còn hoàng đế Mahmoud vừa có "xuyên tự văn" lại có "vương văn" như âm đức đến đời ông là cạn.
Thời đó, chiến xa, cùng với loài ngựa dẻo dai kéo xe, được đưa vào sử dụng ở Ai Cập bởi những kẻ xâm lược Hyksos trong thế kỷ XVI TCN và nhờ đó đã đóng góp vào những thành tựu quân sự của họ.
Trong nghệ thuật của Ai Cập và Assyria còn tồn tại đến hôm nay (tranh vẽ trên tường, trên bình gốm) có nhiều cảnh miêu tả hình tượng của chiến xa. Những cỗ chiến xa của Ai Cập và Assyria, với người lính lấy cung làm vũ khí tấn công chính, được trang bị đầy đủ những ống đựng đầy các mũi tên là những hình ảnh quen thuộc giai đoạn này.
Người Ai Cập phát minh ra ách để thắng cho những con ngựa kéo chiến xa của họ và khoảng năm 1500 TCN, nhưng khả năng thực chiến không cao.
Đến khi quân Hyksos - đội quân du mục từ phía Đông có xe ngựa, kỵ binh thiện chiến đánh vào Ai Cập, hoàng đế Mahmoud bất hạnh, cùng kế đã tự tử. Taita sau khi đưa Mahmoud vào lăng mộ (do chính Taita thiết kế, điều hành xây dựng) đã cùng đạo quân "Cá sấu phương Bắc" của Tahmoud rút chạy.
Hoàng hậu Nóterrit có con với Tahmoud rồi chết khi sinh, Tahmoud đành giao con trai mới sinh cho người bạn thủy chung Taita. Tahmoud mang 50 bộ tướng xông ra chặn địch để cho tàn quân của mình cùng Taita mang con trẻ thoát thân.
Vị tướng dũng cảm, chung tình, yêu dân, chống cự được một lúc thì sức cạn, các bộ tướng lần lượt ngã xuống, bản thân Tahmoud bị trúng nhiều vết thương khắp thân thể, máu đầm đìa, cuối cùng tử thương.
Viên tướng nằm cạnh Tahmoud có lết sức tàn đến cạnh Tahmoud vuốt mắt cho ông rồi cũng tắt tắt thở. Taita đem gần hết số tiền bạc mang theo chia cho tàn quân còn sót, bảo họ tự giải tán cố bảo toàn mạng sống, rồi chàng lẩn trốn lưu lạc trong dân gian cùng đứa bé con của Tahmoud.