Ở Philippines, nhân viên điều dưỡng là một nghề nhiều nguy hiểm và thiếu nhân lực ngay cả trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra.
THIẾU HỤT Ở NƠI XUẤT KHẨU NHIỀU NHẤT
Đất nước này đang phải gánh chịu sự gia tăng kỷ lục về số ca bệnh Covid-19 do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta. Cùng lúc này, Bộ y tế báo cáo sự thiếu hụt khoảng 100.000 điều dưỡng viên - khiến những người còn lại phải làm việc trong nhiều giờ liền với mức lương ít ỏi và với các hợp đồng ngắn hạn không chắc chắn.
Trưởng phòng điều dưỡng tại một bệnh viện tư nhân ở phía Nam Manila Lourdes Banaga nói với AFP: "Họ mệt mỏi và kiệt sức. Khi bắt đầu đại dịch, chúng tôi có gần 200 y tá. Đến tháng 9, con số đó giảm xuống còn 63."
Số liệu chính thức cho thấy 75.000 y tá đang làm việc tại các bệnh viện công và tư của Philippines, tuy nhiên, nước này cần thêm khoảng 109.000 người nữa.
Chủ tịch Hiệp hội Y tá Philippines Maristela Abenojar cho biết, đại dịch đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu y tá từ trước đến nay - một tình huống mà bà mô tả là trớ trêu ở một trong những đất nước được mệnh danh là nơi "xuất khẩu" nhiều nhân viên y tế nhiều nhất thế giới.
Bà cho hay: "Tình trạng thiếu nhân lực kinh niên dẫn đến mức lương cho những nhân viên này cũng không tương xứng."
Dữ liệu chính thức cho thấy, một y tá mới vào nghề tại một bệnh viện công có thể kiếm được 670 USD mỗi tháng. Nhưng theo bà Abenojar, hầu hết những y tá hiện này làm theo hợp đồng ngắn hạn và kiếm được khoảng 439 USD mỗi tháng và không có những lợi ích khác. Một số người làm việc ở các khu vực tư nhân chỉ được trả 160 USD/tháng.
Nhiều người đã không chịu đựng được: khoảng 40% y tá các bệnh viện tư nhân đã xin nghỉ kể từ khi đại dịch bắt đầu, Hiệp hội các bệnh viện tư nhân của Philippines cho biết.
Hiện Philippines đã ghi nhân 2.366.679 ca nhiễm Covid-19. Số ca bệnh mới mỗi ngày trong 3 ngày gần đây dao động từ 16-19.000 ca.
Các nhân viên y tế biểu tình ở Philippines. Ảnh: Reuters
"CHÚNG TÔI KIỆT SỨC"
Hơn 5.000 y tá hứa hẹn sẽ ra nước ngoài trong năm nay sau khi những lệnh cấm do Covid-19 được dỡ bỏ nhằm đảm bảo Philippines có đủ y tá. Nhưng cách thức này cũng không hoạt động.
Ông Jose Rene de Grano thuộc Hiệp hội Các bệnh viện tư nói: "Chúng tôi không thể có thêm y tá, chúng tôi không thể bắt họ nộp đơn. Chúng tôi cảm thấy kiệt sức."
Trong những tuần gần đây, các nhân viên y tế đã phản đối về các khoản trợ cấp không tính bằng lương như trợ cấp rủi ro đặc biệt là do Covid-19. Bà Abenojar cho biết, nhiều người vẫn đang chờ đợi.
Nhiều bệnh viện đã tăng công suất giường bệnh sau đợt bùng phát Covid-19 tại nước này hồi đầu năm nay. "Chúng tôi cảm thấy kiệt sức... nhưng chúng tôi luôn tâm niệm rằng chúng tôi phải giúp người dân của mình nếu không thì ai sẽ làm."
Tuy nhiên, do tình trạng thiếu y tá, một số cơ sở đã phải cắt giảm công suất giường bệnh và kéo dài thời gian trong các ca làm việc của y tá.
Y tá Trixia Bautista cho biết, cô làm việc tới 15 giờ mỗi ca để chăm sóc chủ yếu là các bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng tại một bệnh viện ở thủ đô Philippines. Có thời điểm, cô ấy đã tự chăm sóc cho 30 bệnh nhân khi các y tá khác trong khoa nghỉ hoặc bị ốm.
BỎ NGHỀ
Có rất nhiều y tá có trình độ ở Philippines, bà Abenojar cho biết. Nhiều người muốn trở thành nhân viên y tế để có công việc lương tốt ở nước ngoài, tuy nhiên sự thiếu hụt ngày nay không phải do vấn đề di cư gây ra.
Phó Giáo sư xã hội học tại Đại học Quản lý Singapore Yasmin Ortiga cho biết: "Đó là bởi các y tá đã bỏ nghề này. Các y tế nhận ra rằng, nếu như họ không thể ra nước ngoài làm việc thì việc trở thành một y tá tại quê nhà là không đáng."