Phát hiện mới của các nhà nghiên cứu đến từ châu Nam Cực khiến giới sinh học bất ngờ, họ đã phát hiện ra một loài sinh vật mới vẫn sống khỏe sau khi thăm dò vùng nước sâu tới 1.000 mét dưới lớp băng.
Nhà sinh vật học biển Adrian Glover đã tiết lộ: "Mọi người thường nghĩ về Nam Cực như một lục địa băng tuyết, đất đai cằn cỗi hầu như không có sinh vật nào, nhưng sự tương phản của môi trường biển thật đáng kinh ngạc. Trong những năm gần đây, chúng tôi đã tìm thấy 1 sinh vật đã sống tốt dưới lớp băng sâu 1km".
Con sâu biển được cho là sống "có ý thức" dưới lớp băng sâu 1km.
Adrian Glover thông tin về phát hiện mới đó là một sinh vật đáng chú ý, đặc trưng bởi những sợi lông chạy dọc bên hông. Chúng có quan hệ họ hàng xa với giun đất vẫn tìm thấy trên đất liền.
Sinh vật mới được phát hiện còn được gọi là giun lông, giun nhiều tơ là một loại giun gần giống giun không gai sống ở biển. Chúng phổ biến rộng rãi trong những loài sống ở nhiệt độ đại dương lạnh nhất của đồng bằng vực thẳm, đến những dạng chịu được nhiệt độ cực cao gần các miệng thông thủy nhiệt.
Adrian Glover cũng tiết lộ một số thiết bị công nghệ cao đang cách mạng hóa việc nghiên cứu sinh học biển sâu, giúp việc thu thập mẫu vật trở nên dễ dàng hơn.
Các nhà khoa học sẽ nghiên cứu thêm về những sinh vật đặc biệt sống ở Nam Cực.
"Ngày nay chúng ta có khá nhiều thiết bị tiên tiến có thể sử dụng để thu thập động vật từ biển sâu. Đặc biệt, các phương tiện hoạt động từ xa. Đây là những tàu ngầm mini mà chúng tôi có thể điều khiển từ trên mặt nước.
Chúng cho phép chúng tôi thực sự nhìn thấy môi trường sống mà bạn đang làm việc. Điều này đang bắt đầu cách mạng hóa nghiên cứu sinh học biển sâu, chúng tôi có thể thực sự nhắm mục tiêu lấy mẫu của mình tới những loài động vật cụ thể mà chúng tôi quan tâm ở độ sâu lên đến 1.000m", Adrian Glover nói thêm.