Sinh vật chỉ 'ăn và ị' này có thể chính là tổ tiên lâu đời nhất của con người

Bảo Nam |

Một hóa thạch từ Úc được phát hiện gây đây cho thấy sinh vật dạng sâu dường như chính là tổ tiên của tất cả động vật sống, bao gồm cả con người.

Các nhà nghiên cứu hóa thạch từ Úc mới đây đã phát hiện ra thứ mà họ tin là tổ tiên lâu đời nhất được biết đến của tất cả các loài động vật trên Trái đất, bao gồm cả con người. Được mô tả như một sinh vật nhỏ bé, giống như sâu bọ, về cơ bản, nó là một ống nhỏ bằng thịt, không làm gì khác ngoài việc chỉ ăn và bài tiết chất thải. Mặc dù việc mô tả hơi thô thiển, nhưng nó gần như là thứ chính xác nhất để nói về sinh vật này.

Phát hiện này là chủ đề của một bài báo mới được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Úc, tiết lộ một số chi tiết chính về sinh vật mà tất cả các loài động vật hiện nay có thể coi là "tổ tiên". Và tên của sinh vật giống như giun này đã được đặt là Ikaria wariootia.

Sinh vật chỉ ăn và ị này có thể chính là tổ tiên lâu đời nhất của con người - Ảnh 1.

Hóa thạch hang Ikaria wariootia trong đá.

Sinh vật cổ đại này đã sống cách đây khoảng 555 triệu năm và bằng chứng về sự di chuyển của chúng đã được phát hiện từ 15 năm trước. Tuy nhiên, việc tìm thấy những mảnh hóa thạch nhỏ xíu, một phần của những sinh vật có kích thước nhỏ thường bị bỏ lại phía sau, đã khiến các nhà khoa học gặp khó khăn trong việc ra nguồn gốc của chúng. Không tìm thấy hóa thạch hoàn chỉnh, các nhà nghiên cứu đã dựa rất nhiều vào công nghệ để xây dựng hình ảnh, nhằm xem chúng sẽ trông như thế nào.

Sử dụng công nghệ quét 3D được tài trợ từ NASA để tạo ra một mô hình kỹ thuật số của các hang hóa thạch, các nhà nghiên cứu đã có thể tạo ra một mô hình giống như thật của loài động vật sống trong đó. Chúng được mô tả là không dài hơn 7 milimet và chiều rộng dưới 3 milimet, có kích thước và hình dạng lớn nhất bằng hạt gạo (đúng kích cỡ tạo ra những cái hàng) đồng thời mang một đặc điểm quan trọng đối với sự phát triển của đời sống động vật: Đối xứng hai bên.

Mặc dù có hình dạng tương đối đơn giản, nhưng Ikaria wariootia lại phức tạp so với các hóa thạch khác từ thời kỳ này. Nó vùi mình trong lớp cát mỏng dưới đáy đại dương để tìm kiếm chất hữu cơ, cho thấy khả năng cảm giác thô sơ. Độ sâu và độ cong của cơ thể cũng thể hiện rõ ràng phía trước và phía sau, hỗ trợ cho chuyển động có hướng được tìm thấy trong các hang.

Sinh vật chỉ ăn và ị này có thể chính là tổ tiên lâu đời nhất của con người - Ảnh 2.

Ảnh quét laser 3D cho thấy hình dạng đều đặn, nhất quán của cơ thể hình trụ với đầu và đuôi khác biệt.

Các hang cũng bảo tồn các đường vân hình chữ "V", cho thấy Ikaria wariootia di chuyển bằng cách co các cơ trên cơ thể của nó giống như một con sâu. Bằng chứng về sự dịch chuyển trầm tích trong các hang và dấu hiệu sinh vật ăn vật chất hữu cơ bị chôn vùi tiết lộ rằng nó có thể có miệng, hậu môn và ruột.

Ngoài việc chỉ ăn và ị, dường như không còn điều gì được các nhà khoa học phát hiện thêm về loài sinh vật này. Tuy nhiên, đó có thể là tổ tiên lâu đời nhất của chúng ta và sự tồn tại của nó là một cột mốc quan trọng trong lịch sử của hành tinh.

"Chúng tôi nghĩ rằng những sinh vật này đã tồn tại trong khoảng thời gian đó, nhưng luôn hiểu rằng chúng sẽ khó nhận ra", Scott Evans, một trong các tác giả của báo cáo viết. "Dù chỉ bằng phương pháp quét 3-D, chúng tôi biết rằng mình đã thực hiện một khám phá quan trọng".

Tuy nhiên, việc thực sự tìm thấy một hóa thạch của loài Ikaria wariootia là một cơ hội vô cùng mong manh. Xương là thứ có thể tạo ra các hóa thạch trong thời gian dài, trong khi thịt và mô dễ dàng bị phá vỡ. Còn với nghiên cứu trên, các hang được tạo ra bởi những sinh vật nhỏ bé này may mắn đã ẩn trong lớp trầm tích nằm dưới đáy đại dương, bị đóng băng qua thời gian, trong khi chính cơ thể chúng đã biến mất.

Tham khảo BGR

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại